Search

Refine By:

Search Results

Results 301-310 of 374 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2023)

  • Phước Tích là một ngôi làng cổ bên dòng sông Ô Lâu có nghề làm gốm cách nay hơn 500 năm. Vào thời kỳ hưng thịnh nhất (khoảng thế kỷ XVIII-XIX và những thập niên đầu của thế kỷ XX) sản phẩm gốm sành Phước Tích cung cấp cho thị trường khắp các tỉnh miền Trung. Đến nay, những lò gốm ở Phước Tích không còn đỏ lửa như xưa, số người thực hành nghề gốm cổ truyền chỉ còn vài người. Bài viết khảo sát thực trạng nghề gốm ở làng cổ Phước Tích những năm gần đây, từ đó phân tích và đánh giá những cơ hội phát huy nghề gốm truyền thống lâu đời gắn với phát triển du lịch di sản.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thanh Mai (2023)

  • Bộ chân đèn và lư hương (Còn gọi là Chân đèn và Bát hương) được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định. Bộ hiện vật này gồm 02 hiện vật, chất liệu gốm men, mang số đăng ký: BTNĐ 93/SS:77; BTNĐ 1308/SS:478. Bộ hiện vật có thông số kích thước như sau: Chân đèn: Đkm: 17cm; Đkđ: 21,2; Cao 76cm; Lư hương: Đkm: 20cm; Đkđ: 20cm; Cao: 40,4cm. bộ chân đèn và lư hương được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia vào đợt 2 ngày 30/12/2013 theo Quyết định số 2599/QĐ-TTg. Bộ chân đèn và lư hương được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Nam Định, làm bằng chất liệu gốm men, sưu tầm tại Đình Cụ Trữ và Chùa Cổ Chất, xã Phương Định, huyện Trực Ninh.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thanh Mai (2023)

  • Người Dao là một trong số 54 dân tộc trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, với số dân là 891.151 (kết quả tổng điều tra dân số năm 2019). Người Dao Đỏ ở Tả Phìn, thị xã Sapa đã bảo tồn được những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc cũng đã và đang tìm hướng tận. Họ còn giữ được nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống tộc người đặc trưng từ ăn mặc, sản xuất đến lễ hội như tết truyền thống, lễ cúng Bàn Vương, cấp sắc, đám cưới, đám tang... Trong mỗi hình thức lại chứa đựng cả một hệ thống tri thức dân gian về lịch sử, văn hóa tộc người. Từ những giá trị đó, bài viết đề xuất giải pháp phát huy giá trị của dân gian ở người Dao đỏ ở Tả Phìn trong phát triển du lịch.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tri Phương (2022)

  • Đan phượng là mảnh đất nằm ở cửa ngõ của kinh thành Thăng Long xưa, được biết đến là một vùng đất "địa linh nhân kiệt", một địa bàn chiến lược quan trọng trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Theo số lượng tính đến năm 2022 trên toàn huyện Đan Phượng có tổng số 155 di tích, gồm 40 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 33 di tích xếp hạng cấp Thành phố, 74 di tích chưa xếp hạng. Đây là một gia tài lớn lao và vô giá mà các thế hệ đi trước đã để lại cho thế hệ hôm nay. Xuất phát từ vấn đề này, bài viết đề cập đến nội dung nghiên cứu: Khái quát về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Đan phượng; Thực trạng nguồn nhân lực và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di tích ở huyện Đan Phượng.

  • Article


  • Authors: Lý, Thị Ngọc Dung (2022)

  • Bảo tồn và phát triển dựa vào cộng đồng là xu thế phổ biến trên thế giới; hiện nay, mô hình bảo tàng - cộng đồng - du lịch đang ngày càng được nhân rộng. Thực chất của mô hình này đó là bảo tàng và cộng đồng cùng hợp tác nhằm tăng tính "đàn hồi" của di sản văn hóa, tạo nền tảng để phát triển du lịch bền vững. Cộng đồng được cải thiện nhiều hơn về kinh tế, thấy được vai trò của chính mình, thêm tự hào và quan tâm hơn đến việc bảo tồn, trao truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa. Du lịch khai thác tài nguyên văn hóa hợp lý, hướng tới phát triển bền vững là kết quả hợp tác giữa bảo tàng và cộng đồng. Tuy nhiên, khi du lịch di sản văn hóa phát triển quá mạnh sẽ tạo nhiều áp lực tới việc bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương. Một trong những vấn đề cần quan tâm nhất đó là sự đồng thuậ...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thu Hằng (2023)

  • Điều khắc than đá là một nghề thủ công mỹ nghệ mang tính độc đáo ở tinh Quảng Ninh. Mặc dù, hiện nay chưa được công nhận là nghề thủ công truyền thống; song trên thực tế, nghề điêu khắc than đá vẫn được duy trì, hiện hữu trên địa bàn tinh với những đặc điểm riêng có, khác biệt về sự ra đời, nguồn gốc xuất thân của người làm nghề, quá trình tồn tại, chất liệu, kỹ thuật tạo tác, hình thành sản phẩm...

  • Article


  • Authors: Nông, Anh Nga (2022)

  • Xây dựng đời sống văn hóa(XDĐSVH) cơ sở là làm cho đơn vị cơ sở phát triển toàn diện, có đời sống kinh tế, vật chất đầy đủ, phong phú, có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, văn minh. XDĐSVH cơ sở nhằm đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân lao động, thu hút họ vào các sinh họa văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường văn hóa-xã hội tiến bộ lành mạnh, tạo sự phát triển hài hòa về văn hóa với đời sống kinh tế, xã hội