Search

Refine By:

Search Results

Results 241-250 of 372 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Quốc Hiệp; Thu Hằng (2018)

  • Bước vào mùa lễ hội năm 2017, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Thanh tra Bộ) đã thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác quản lý, chuẩn bị tổ chức hoạt động lễ hội trước tết Đinh Dậu tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, với 25 điểm di tích diễn ra lễ hội; thành lập 6 đoàn kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội sau tết Đinh Dậu tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như: Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh,...với 41 điểm diễn ra lễ hội.

  • Article


  • Authors: Trần,Quốc Tuấn (2018)

  • Trong hệ thống tín ngưỡng thờ thần của người Việt, có lẽ hệ thống thờ cúng các vị thần nước (thủy thần) là tiêu biểu hơn cả. Điều này có thể bởi vì văn hóa truyền thống Việt Nam là một nền văn hóa nông nghiệp, nước và yếu tố nguồn nước là quan trọng bậc nhất trong làm ăn, sinh sống của người nông dân, và hiện tượng thiêng hóa môi trường nước trong tín ngưỡng thờ thần của người Việt là điều dễ hiểu. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới hệ thống thủy thần xuất hiện trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được hình thành từ lâu đời, đặc biệt xuất hiện một cách khá rõ nét vào thời kỳ lịch sử mà có thể được coi là mốc định hình quy củ cho các triều đại phong kiến ở Việt Nam thời Lý - Trần. Nghiên cứu tín ngưỡng thờ thủy thần thời Lý - Trần giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc thêm về đ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Yên (2018)

  • Tín ngưỡng đa thần và vạn vật hữu linh đã góp phần hình thành nên lối sống canh tác nông nghiệp nương rẫy - một lối sống đặc trưng bao trùm lên toàn bộ đời sống các tộc người tại chỗ vùng Tây Nguyên mà nổi bật là lối sống cố kết và tương trợ trong cộng đồng. Từ sau năm 1975, sự chuyển đổi về chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội cùng các yếu tố ngoại sinh đã góp phần làm thay đổi dần lối sống cổ truyền của họ mà biểu hiện là sự nhạt dần lối sống canh tác nương rẫy, là sự tiếp nhận lối sống gắn kết dòng họ từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Kinh, là sự tiếp thu lối sống công nghiệp do ảnh hưởng từ các tôn giáo của người phương Tây. Điều này cho thấy lối sống của các tộc người Tây Nguyên đang trong quá trình chuyển đổi với nhiều sắc thái đa dạng và phức tạp, thể hiện sự vận động...

  • Article


  • Authors: Trần,Thị Lan (2018)

  • Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại, nhiều định hướng, chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện để các hiện tượng/thực hành văn hóa được phục hồi, bảo tồn, nâng cấp và phát triển. Thực tiễn này nằm trong xu hướng “di sản hóa”, nghĩa là các thực hành văn hóa được trao tặng thêm danh hiệu di sản các cấp, như một cách tôn vinh, “định vị thương hiệu”, từ đó, một loạt các biện pháp bảo tồn và phát huy được tiến hành nhằm nâng cấp hay mở rộng quy mô của các hiện tượng/thực hành văn hóa. Thông qua nghiên cứu trường hợp đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trước và sau khi được vinh danh di sản Quốc gia đặc biệt, nội dung bài viết nhằm diễn giải các vấn đề liên quan đến quá trình di sản hóa, vai trò của nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa

  • Article


  • Authors: Phan, Lê Chung (2018)

  • Khi tiến hành mở cõi phương Nam, Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn đời sau đã sử dụng Phật giáo để an dân trị quốc. Dấu ấn văn hóa Phật giáo với hệ thống chùa được xây dựng và nghệ thuật đúc chuông đồng tại cố đô Huế đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Bài viết nghiên cứu, giới thiệu nghệ thuật đúc chuông đồng và phong cách tạo hình trên chuông đồng thời các chúa Nguyễn mà trong đó mô-típ trang trí chủ đạo theo tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”, trong đó Phật giáo đóng vai trò chủ đạo, thể hiện tư tưởng khoáng đạt, nhân văn của mỹ thuật thời các chúa Nguyễn tại Cố đô Huế