Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-18 of 18 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thanh Huyền (2020)

  • Ứng dụng công nghệ số hóa và thực tế ảo đối với di sản văn hóa nhằm mục đích ứng phó với những nguyên nhân tác động đến di sản văn hóa như sự xuống cấp của vật liệu, những tác động tiêu cực của các hiện tượng tự nhiên khách quan, các cuộc xung đột vũ trang và từ chính con người. Ứng dụng công nghệ để tạo ra những bản sao kỹ thuật số, tạo cơ sở dữ liệu với thông tin chi tiết và mang đến những trải nghiệm cho người dùng. Xây dựng dữ liệu di sản số không chỉ hỗ trợ cho quá trình phục dựng và bảo tồn di sản văn hóa, mà còn góp phần quảng bá rộng rãi các giá trị di sản văn hóa Việt Nam ra cộng đồng và thế giới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới

  • Article


  • Authors: Nhất, Xuân (2021)

  • “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” là cuốn sách chuyên khảo về lễ hội gắn với vị thánh thuộc hệ Tứ bất tử trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam - Thánh Gióng. Lễ hội Thánh Gióng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng những nét văn hóa đặc sắc nhất gắn với lễ hội Thánh Gióng được thể hiện tại đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc, huyện Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội. Bằng cách tiếp cận nghiên cứu tổng thể và lý thuyết hệ thống, các tác giả công trình đã góp phần giải mã nét đặc sắc của lễ hội và có thể coi đây là hướng nghiên cứu hữu ích cho các lễ hội cổ truyền khác ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Chí Bền (2018)

  • Ở Việt Nam, vùng châu thổ Bắc Bộ là nơi sinh sống chủ yếu của người Việt và vùng đất đỏ Tây Nguyên là nơi sinh sống của 11 dân tộc thiểu số tại chỗ hiện nay. Nước là tài nguyên vô cùng quý giá để họ sinh tồn và phát triển, sáng tạo một văn hóa nước: họ vừa cần nước, yêu quý nước nhưng vừa sợ hãi nước. Cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ và cư dân vùng đất đỏ Tây Nguyên đều thờ cúng thần nước và coi đó là vị thần tối linh của họ. Sự phát triển tín ngưỡng thờ nước của cư dân cả hai vùng, đều có vai trò to lớn của cộng đồng, nhưng vị thế địa - kinh tế, địa - lịch sử, địa - văn hóa của vùng châu thổ Bắc Bộ và vùng đất đỏ Tây Nguyên có khác biệt, nên vai trò của cộng đồng với tín ngưỡng thờ nước của cư dân hai vùng cũng khác biệt. Bài viết phân tích vai trò của cộng đồng trong ứng xử với nước, t...

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2018)

  • Thăng Long - Hà Nội có vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên đặc biệt, có nền văn hóa lâu đời, nhiều làng nghề sản xuất thủ công truyền thống. Ngược dòng thời gian, dưới thời Lý - Trần, Thăng Long là nơi hội tụ các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về với 13 trại, 61 phường; bước sang thời Lê - Nguyễn, Thăng Long có 36 phố phường. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên hành nghề, xây dựng nhà rồi lập phố. Ngày nay, làng nghề/phố nghề Thăng Long - Hà Nội vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Hà Nội

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Lê,Minh Chi (2018)

  • Thổ Hà là một ngôi làng cổ, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu. Trước đây, làng Thổ Hà có nghề gốm nổi tiếng, tạo nên sự thịnh vượng cho cư dân địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần. Hiện nay, nghề gốm xưa không còn nhưng Thổ Hà vẫn còn hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú mang nhiều nét tiêu biểu của văn hóa làng nghề và của vùng văn hóa Kinh Bắc. Những giá trị văn hóa đó nên được bảo tồn và phát huy dưới hình thức bảo tàng hóa - một trong những xu hướng bảo tồn mới của bảo tàng học. Áp dụng hình thức bảo tàng hóa sẽ góp phần gìn giữ được những di sản văn hóa - tài sản quý giá của địa phương trước những ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

  • Article


  • Authors: Đặng,Thị Phương Anh (2018)

  • Vấn đề phát triển cộng đồng đang rất được quan tâm bởi các quốc gia đang phát triển hiện nay. Một trong những nguồn lực dồi dào mà các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sở hữu từ rất lâu trong quá khứ và đôi khi bị lãng quên trong đời sống hiện tại, đó chính là nguồn lực di sản văn hóa phi vật thể. Mặt khác, phương cách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thích hợp nhất là để nó “được sống” trong chính cộng đồng nơi nó sinh ra, phát triển và mang lại những lợi ích nhất định cho cộng đồng ấy. Bởi vậy, việc coi di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực trong phát triển cộng đồng đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và đặt ra một vấn đề mới trong lý thuyết

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ; Lê, Đình Tân (2023)

  • Di sản công nghiệp được nhiều nước trên thế giới xem như một loại di sản văn hóa, tuy nhiên, trong Luật Di sản văn hóa của Việt Nam hiện nay chưa công nhận tính pháp lý của di sản công nghiệp. Do vậy, việc bảo tồn hệ thống di sản công nghiệp gắn với những dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ nghiên cứu về thực trạng di sản công nghiệp ở thành phố Hà Nội đang trong giai đoạn chuyển đổi và di dời, bài viết này đưa ra một số định hướng nhằm bảo tồn và tái sử dụng di sản công nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố Hà Nội, trong đó, có thể quy hoạch, tái sử dụng di sản công nghiệp theo ba mô hình, bao gồm: 1) Mô hình chuyển đổi các di sản công nghiệp thành Bảo tàng văn hóa công nghiệp; 2) Mô hình bảo tàng di sản công n...