Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 14 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2019)

  • Di sản khảo cổ học ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, phản ánh diễn trình lịch sử và văn hoá của nhiều cộng đồng người trong lịch sử. Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh ở Việt Nam, di sản khảo cổ học (đã phát lộ và chưa phát lộ) đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như: sự bất cập của việc thực thi Luật Di sản văn hóa trong thực tế, sự thiếu đồng bộ và nhất quán về quản lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và bảo tồn, sức ép của quá trình đô thị hóa, tác động của nền kinh tế thị trường,... dẫn đến thực tế là nhiều di sản khảo cổ học bị xóa sổ trước khi kịp nghiên cứu, đánh giá giá trị, nhiều di sản khảo cổ học khác dù đã được Nhà nước xếp hạng nhưng chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí bị xâm phạm, dẫn đến chưa phát huy giá trị một cách hiệu quả. Do đó,...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2018)

  • Bài viết phân tích đánh giá về tài nguyên di sản; Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn,phát huy giá trị của tài nguyên di sản thông qua phát triển du lịch

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thanh Mai (2018)

  • Bài viết phân tích đánh giá các yếu tố tác động,quan điểm,chủ chương của Đảng và nhà nước trên cơ sở bối cảnh,thực trạng của bảo tàng ngoài công lập.Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống bảo tàng ngoài công lập trong tương lai

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2021)

  • Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống bảo tàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính chuyên nghiệp, tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai. Do vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để hệ thống bảo tàng Việt Nam tồn tại và phát triển trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thanh Mai (2023)

  • Xuất phát từ nhu cầu trao đổi thông tin và giao lưu tình cảm, từ rất lâu con người đã có hoạt động bưu chính. Thoạt đầu tổ chức bưu chính còn giản đơn, hoạt động còn hạn chế. Khi kinh tế phát triển, trình độ văn minh cao hơn, nhu cầu thông tin liên lạc của con người đòi hỏi nhiều hơn thì hoạt động bưu chính cũng có những tiến bộ mới. Sự xuất hiện của tem bưu chính là một bước ngoặt trong hoạt động bưu chính. Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm tem thư (tem bưu chính) được định nghĩa như sau: "Tem thư là miếng giấy nhỏ thông thường chữ nhật có in tranh, ảnh, và giá tiền do bưu điện phát hành dùng để dán lên các bưu phẩm dung làm chứng từ cước phí".

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thanh Mai (2023)

  • Văn hóa là một lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội nói riêng, với tổng thể chiến lược phát triển quốc gia nói chung. Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân góp phần nâng cao chất lượng môi trường văn hóa trong các khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng. Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Việt Nam đã thu hút hàng trăm ngàn người lao động ở các tỉnh thành phố và vùng lân cận về làm việc tại các khu công nghiệp trên cả nước. Nhiều nét văn hóa và phong tục tập quán vùng miền khác nhau cũng phát triển rất đa dạng. Vì vậy, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống vật chất cho công nhân lao động, việc chăm lo nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho công nhâ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2023)

  • Phước Tích là một ngôi làng cổ bên dòng sông Ô Lâu có nghề làm gốm cách nay hơn 500 năm. Vào thời kỳ hưng thịnh nhất (khoảng thế kỷ XVIII-XIX và những thập niên đầu của thế kỷ XX) sản phẩm gốm sành Phước Tích cung cấp cho thị trường khắp các tỉnh miền Trung. Đến nay, những lò gốm ở Phước Tích không còn đỏ lửa như xưa, số người thực hành nghề gốm cổ truyền chỉ còn vài người. Bài viết khảo sát thực trạng nghề gốm ở làng cổ Phước Tích những năm gần đây, từ đó phân tích và đánh giá những cơ hội phát huy nghề gốm truyền thống lâu đời gắn với phát triển du lịch di sản.