Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 101-110 of 137 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Hoàng, Thanh Mai (2022)

  • kinh nghiệm thực tiễn luôn là bài học hữu ích cho việc triển khai mọi công việc có tính tương đồng cùng lĩnh vực nhất định nào đó. Đối với đào tạo nguồn nhân lực thì vấn đề rút ra được từ bài học kinh nghiệm thực tiễn là rất quan trọng, có thể rút ngắn được thời gian cho một chặng đường dài trong chiến lược phát triển sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực bảo tàng Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2021)

  • Sắc phong là “văn bản pháp lý”cho làng xã thờ thánh thần tại đình, chùa, đền, phủ, miếu, nghè của cộng đồng và nhà thờ họ, gọi chung là di tích. Nguồn tài liệu này trước đây cũng như hiện nay luôn được nhà nước, cộng đồng quan tâm gìn giữ, bảo quản cẩn thận, vì nó vừa được xem là là linh hồn của di tích dưới góc độ tâm linh, vừa là“báu vật”dưới góc độ văn hóa, lịch sử của làng, dòng họ, quốc gia. Năm 1944, sắc phong không còn được tiếp tục duy trì và thực hiện theo nghi thức của thời phong kiến. Bởi vậy, sắc phong có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế nên kẻ gian thường đột nhập vào di tích lấy trộm “báu vật” của làng mang bán cho các nhà sưu tầm đồ cổ ở trong nước và nước ngoài. Bài viết này đưa ra một số định hướng, cách thức quản lý nhà nước và phát huy vai trò của cộng đồng...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Quảng (2021)

  • Trong lịch sử Champa và Đại Việt, thành Hóa Châu có vai trò rất quan trọng đối với các triều đại Champa (trước năm 1306) và Đại Việt (từ sau năm 1306), gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng đối với vùng đất Thừa Thiên Huế hiện nay nói riêng và miền Trung nói chung. Dù đã được đề cập rất sớm trong các tác phẩm sử học thời phong kiến và hiện cũng đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến tòa thành này dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích thành Hóa Châu. Chính vì vậy, qua việc khai thác nguồn tư liệu thực địa, trong bài viết này, chúng tôi đánh giá giá trị cũng như thực trạng của di tích thành Hóa Châu, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm góp phần bảo tồn và phát huy tốt n...

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2021)

  • Môi trường văn hóa là khái niệm hẹp hơn khái niệm văn hóa (nó chỉ bao gồm những yếu tố văn hóa liên quan đến con người, được con người nhận thức là cần thiết và trực tiếp cho bản thân mình). Môi trường văn hóa khác với khái niệm đời sống văn hóa ở chỗ nó là tiền đề để hình thành đời sống văn hóa (chỉ khi nào có sự tương tác giữa con người với môi trường văn hóa thì mới tạo ra đời sống văn hoá). Môi trường văn hóa cũng khác với không gian văn hóa (tuy cùng trong một không gian địa lý nhưng môi trường văn hóa vẫn hẹp hơn không gian văn hóa). Cấu trúc của môi trường văn hóa bao gồm các thiết chế văn hóa, các sản phẩm văn hóa tiêu dùng và các yếu tố văn hóa thực hành. Nó mang các đặc trưng: tính cụ thể; tính hữu hạn; tính thường xuyên (lặp lại); và tính chọn lọc.

  • Article


  • Authors: Vũ Thị Nga (2021)

  • Triều Nguyễn là vương chiều phong kiến cuối cùng trong lịch sử trung đại Việt Nam. Từ khi vua Gia Long lên ngôi đến hết thời gian cầm quyền của vua Tự Đức là thời kỳ độc lập của vương triều NGuyễn. Trong thời gian này, để củng cố vương triều, các vua triều NGuyễn đã xây dựng một lực lượng quân đội chính quy khá đông và manh. Cùng với đó, triều Nguyễn cũng coi trọng việc xây dựng chính sách đãi ngộ không chỉ cho lực lượng võ quan và binh lính mà còn dành cho thân nhân của họ. Mặc dù có một số hạn chế nhưng những chính sách này đã có tác dụng nhất định, góp phần củng cố vững mạnh quân đội, nhằm bảo đảm sự cai trị của vương triều đối với đất nước

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Triệu, Thị Tình (2021)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa ở mỗi vùng miền lại có những bản sắc riêng, do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đối với tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, các giải pháp cần thiết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh của chủ thể văn hóa và đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới.