Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 135 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trình, Đăng Chung (2020)

  • Dựa vào những tài liệu khảo cổ học, vùng vịnh Hạ Long được biết đến là một trung tâm văn hóa biển nổi bật nhất Việt Nam thời tiền sử. Văn hóa Hạ Long ra đời là kết quả của quá trình phát triển nội sinh, với nhiều giai đoạn, từ văn hóa Soi Nhụ tới văn hóa Cái Bèo. Với bề dày trầm tích văn hóa nhân văn hàng vạn năm về trước, với quá trình phát triển liên tục từ thời nguyên thủy, trải qua các giai đoạn lịch sử, văn hóa Hạ Long đã góp phần to lớn trong tiến trình lịch sử văn hóa của dân tộc.

  • Article


  • Authors: Tràn, Bạch Dương (2020)

  • Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị quên lãng và mất đi, nhưng “Cò ke ôống kháo” - một loại hình âm nhạc dân gian của người Mường vẫn tồn tại một cách bền bỉ trong đời sống cộng đồng làng Mường. Tìm hiểu những thực hành âm nhạc “Cò ke ôống kháo” cũng như vai trò, ý nghĩa của “Cò ke ôống kháo” trong sinh hoạt tín ngưỡng và sinh hoạt đời thường của người Mường, giúp chúng ta lý giải về sức sống bền bỉ và sự trường tồn của nó trong đời sống văn hóa của cộng đồng làng Mường.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Hạnh (2020)

  • Trên thế giới hiện có một số quan điểm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa. Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, bài viết chỉ ra rằng, định hướng phù hợp hiện nay là vừa bảo tồn kế thừa, vừa bảo tồn phát triển, trong đó, Nhà nước không chỉ trao quyền tự chủ cho cộng đồng, mà còn có sự hỗ trợ tối đa bằng các thể chế, chính sách thiết thực. Hai mô hình quản lý di sản được đề xuất, bao gồm mô hình đồng quản lý của Nhà nước và cộng đồng, doanh nghiệp và mô hình kết hợp (đan xen) quản lý giữa cộng đồng, Nhà nước và doanh nghiệp, là những gợi mở thiết thực giúp cho địa phương trong việc quản lý di sản, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2023)

  • Mo Mường không chỉ là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mường mà nó còn là một sáng tạo vĩ đại của con người, trong đó hàm chứa gần như toàn bộ những giá trị hợp thành văn hóa mường truyền thống. Tuy nhiên, theo thời gian, việc thực hành và giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của Mo Mường ở Ninh Bình đang dần bị thu hẹp và nguy cơ mai một luôn hiện hữu trên mọi phương diện, từ không gian thực hành diễn xướng , đội ngũ người làm mo, nội dung Mo, việc truyền dạy Mo...Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu kịp thời nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp , chú trọng tăng cường sự tham gia sâu rộng của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Mo Mường ở Ninh Bình hiện nay

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2022)

  • Trang phục dân tộc sẽ còn đồng hành với con người lâu dài và trở thành một tổng thể không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Nếu trang phục truyền thống không còn tồn tại, bị mai một đi sẽ làm mất đi một giá trị văn hóa, tín ngưỡng, giá trị tâm linh và bản sắc của các dân tộc. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy các giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đang trở thành vấn đề cấp bách trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, trước hết đối với những người làm công tác văn hóa và được chính chủ thể là đồng bào các dân tộc quan tâm

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Với đặc trưng riêng của mình, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa xứ Lạng cả về phương diện lịch sử, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng. Điều đó được thể hiện qua sự có mặt của các di tích thờ Tứ phủ gắn với các trung tâm buôn bán của người Kinh dọc tuyến quốc lộ 1A, sự đa dạng về nguồn gốc của các ngôi đền, đặc biệt là sự thống nhất trong bài trí điện thần cũng như trong thực hành nghi lễ hầu đồng. Là một trong những cái nôi của sự hình thành tín ngưỡng tứ phủ ở miền núi, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn mang đậm dấu ấn lịch sử, xã hội và văn hóa xứ Lạng, từ đó góp phần quan trọng vào việc cố kết cộng đồng, tộc người và phát triển các loại hình du lịch ở Lạng Sơn, nhất là loại hình du lịch tâm linh.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Trong những năm gần đây lĩnh vực quản lý, bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được thể hiện qua đầu tư, phát triển trong lĩnh vực văn hóa nói chung. điều đó cho thấy đời sống của đồng bào các đan tộc thiểu số từng bước được nâng cao ngày càng đổi mới, phát triển, vấn đề bảo tồn trang phục truyền thống được người dân đặc biệt quan tâm. Gần đây Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có ban hành quyết định phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030. Theo đó nhiều giải pháp bảo tồn phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số , trong đó có trang phục truyền thống

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến; Nguyễn, Thị Kim Thìn (2020)

  • Đình làng là hình ảnh tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam. Thời quân chủ chuyên chế, đình làng thực hiện 3 chức năng là: hành chính, tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, đình làng chủ yếu thực hiện chức năng tôn giáo (tức là nơi thờ thành hoàng làng). Theo quan niệm của người dân, để bảo vệ an toàn cho khu vực tôn nghiêm, người ta thường đặt ở cửa ra vào nơi thờ cúng những con vật thiêng. Trong vài năm gần đây do thiếu hiểu biết về linh vật, người dân đã đem cúng tiến hoặc tiếp nhận cả những linh vật không thuộc linh vật Việt và còn được gọi là linh vật ngoại lai. Bài viết nhằm xác định linh vật Việt tại các ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Lan Anh (2020)

  • Nằm ở phía Tây của tỉnh Saga, Arita là cái nôi của công nghiệp sản xuất gốm sứ Nhật Bản. Sau khi tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến từ Trung Quốc qua con đường Triều Tiên, đã có thời gian dài Arita mô phỏng hoàn toàn theo các sản phẩm sứ Trung Quốc. Qua nhiều lần cải tiến kỹ thuật, cùng với những lợi thế của từng địa phương trong khu vực, Arita đã dần dần cải biến, dung nhập những yếu tố ngoại lai và thực sự thành công trong kỹ thuật chế tác để đưa ra các sản phẩm thực sự tinh tế của mình. Trải qua hơn 400 năm lịch sử hình thành và phát triển, cùng chính sách bảo tồn nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản, sản phẩm sứ Arita đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước và có chỗ đứng trên thị trường thế giới