Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 34 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2022)

  • Trang phục dân tộc sẽ còn đồng hành với con người lâu dài và trở thành một tổng thể không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Nếu trang phục truyền thống không còn tồn tại, bị mai một đi sẽ làm mất đi một giá trị văn hóa, tín ngưỡng, giá trị tâm linh và bản sắc của các dân tộc. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy các giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đang trở thành vấn đề cấp bách trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, trước hết đối với những người làm công tác văn hóa và được chính chủ thể là đồng bào các dân tộc quan tâm

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Trong những năm gần đây lĩnh vực quản lý, bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được thể hiện qua đầu tư, phát triển trong lĩnh vực văn hóa nói chung. điều đó cho thấy đời sống của đồng bào các đan tộc thiểu số từng bước được nâng cao ngày càng đổi mới, phát triển, vấn đề bảo tồn trang phục truyền thống được người dân đặc biệt quan tâm. Gần đây Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có ban hành quyết định phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030. Theo đó nhiều giải pháp bảo tồn phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số , trong đó có trang phục truyền thống

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Trong lịch sử dân tộc, ở những tỉnh thuộc vùng biên viễn phía Bắc Việt Nam, trường hợp tỉnh Cao Bằng, người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc đã kết hôn xuyên biên giới với người Trung Quốc định cư ở tỉnh Quảng Tây thông qua nhiều cách thức khác nhau. Hiện tượng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm đối với cơ quan quản lý cũng như các nhà nghiên cứu. Trên thực tế, hoạt động hôn nhận xuyên biên giới của người Lô Lô diễn ra ở huyện Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng đang tạo ra những tác động lớn tới nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Hôn nhân xuyên biên giới của người Lô Lô ở nơi đây tuy vẫn giữ được nhiều yếu tố truyền thống: mối quan hệ gia đình, họ hàng giữa hai bên gia đình ở hai quốc gia khác nhau, mối quan hệ trong hỗ trợ kinh tế.., song hiện tượng hôn nhân này đang đặt ra các vấn đề cần được...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Tóm tắt: Hiện nay, số hóa di sản văn hóa nói chung và số hóa hiện vật tại bảo tàng nói riêng đang trở thành xu thế tất yếu. Ở nước ta, hệ thống bảo tàng công lập, trong đó có các bảo tàng tỉnh/thành phố ở miền Bắc đã và đang thực hiện công việc này. Tuy nhiên, thực trạng triển khai hoạt động số hóa hiện vật ở từng bảo tàng khác nhau về quy mô, tính chất, mức độ, hiệu quả... Về cơ bản, phần lớn các bảo tàng tỉnh/thành phố mới dừng lại ở việc tư liệu hóa thông tin về hiện vật và lưu giữ ở các dạng khác nhau (trong ổ cứng của máy vi tính, phần mềm quản lý hiện vật) và việc lưu trữ này hay gặp phải sự cố khó có khả năng khắc phục. Việc số hóa hiện vật tại các bảo tàng tỉnh/thành phố chịu sự tác động mạnh mẽ từ các yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố nhận thức, chính sách, tài chính đang t...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Nghệ An là một trong các tỉnh ở dải đất miền Trung có nhiều nghề, làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời, gắn liền với đời sống của người dân qua nhiều thế hệ. Trong những năm qua, sự tồn tại và phát triển của nghề và làng nghề đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân làm nghề ở Nghệ An. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, các nghề, làng nghề truyền thống ở tinh Nghệ An đã chịu nhiều tác động mạnh mẽ từ thị trường cạnh tranh và đòi hỏi cần phải có những giải pháp hợp lý để duy trì và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống ở nơi trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Văn hóa doanh nghiệp là một đề tài đang được toàn xã hội quan tâm, trong đó có các doanh nghiệp dịch vụ du lịch. Trong vài năm trở lại đây, Trường Đại học có ngành Du lịch và doanh nghiệp du lịch đã có sự liên kết nhất định trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo nghề nghiệp gắn lý thuyết với thực tiễn. Xuất phát từ vấn đề này, bài viết đề cập đến những nội dung: Trường Đại học và doanh nghiệp liên kết trong quá trình tuyển dụng sinh viên ngành Du lịch - Sản phẩm cuối cùng có sự tham góp, đánh giá chất lượng từ phía doanh nghiệp du lịch; Sự liên kết hai chiều giữa trường đại học và doanh nghiệp du lịch trong hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Vấn đề đặt ra đối với hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhìn từ phía trường Đại

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tri Phương (2022)

  • Bài viết nhận diện nhân tố cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn từ lý thuyết Các bên liên quan. Bài viết tập trung là rõ 3 vấn đề: 1/ Lý thuyết các bên liên quan và vận dụng lý thuyết các bên liên quan trong nghiên cứu bảo tồn quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn; 2/ Vai trò của cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn quần thể đi tích Thương cảng Vân Đồn; 3/ Cộng đồng địa phương với việc phát huy các giá trị quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn trong hoạt động du lịch.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tri Phương (2022)

  • Đan phượng là mảnh đất nằm ở cửa ngõ của kinh thành Thăng Long xưa, được biết đến là một vùng đất "địa linh nhân kiệt", một địa bàn chiến lược quan trọng trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Theo số lượng tính đến năm 2022 trên toàn huyện Đan Phượng có tổng số 155 di tích, gồm 40 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 33 di tích xếp hạng cấp Thành phố, 74 di tích chưa xếp hạng. Đây là một gia tài lớn lao và vô giá mà các thế hệ đi trước đã để lại cho thế hệ hôm nay. Xuất phát từ vấn đề này, bài viết đề cập đến nội dung nghiên cứu: Khái quát về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Đan phượng; Thực trạng nguồn nhân lực và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di tích ở huyện Đan Phượng.

  • Article


  • Authors: Lý, Thị Ngọc Dung (2022)

  • Bảo tồn và phát triển dựa vào cộng đồng là xu thế phổ biến trên thế giới; hiện nay, mô hình bảo tàng - cộng đồng - du lịch đang ngày càng được nhân rộng. Thực chất của mô hình này đó là bảo tàng và cộng đồng cùng hợp tác nhằm tăng tính "đàn hồi" của di sản văn hóa, tạo nền tảng để phát triển du lịch bền vững. Cộng đồng được cải thiện nhiều hơn về kinh tế, thấy được vai trò của chính mình, thêm tự hào và quan tâm hơn đến việc bảo tồn, trao truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa. Du lịch khai thác tài nguyên văn hóa hợp lý, hướng tới phát triển bền vững là kết quả hợp tác giữa bảo tàng và cộng đồng. Tuy nhiên, khi du lịch di sản văn hóa phát triển quá mạnh sẽ tạo nhiều áp lực tới việc bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương. Một trong những vấn đề cần quan tâm nhất đó là sự đồng thuậ...