Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 71-80 of 220 (Search time: 0.02 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hùng (2015)

  • Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa theo phương thức xã hội hóa đã được ngành văn hóa và các địa phương thực hiện trong nhiều năm qua, huy động được các nguồn lực và sự tham gia đóng góp của nhân dân.

  • Thesis


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2017)

  • Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) và phát triển cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ. DSVHPVT sinh ra từ cộng đồng nên muốn tồn tại và phát triển phải phục vụ lợi ích cho cộng đồng đó. Bởi thế cần phải đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa DSVHPVT và phát triển cộng đồng để vừa xác định một nguồn lực có đóng góp cho đời sống cộng đồng đương đại, vừa để tìm ra một biện pháp quản lý DSVH PVT trong cộng đồng. Để xác định được mối quan hệ đó, trước tiên cần xem xét kết quả của các công trình đi trước trong nghiên cứu phát huy DSVHPVT và trong nghiên cứu phát triển cộng đồng như nền móng vững chắc cho nghiên cứu về phát huy DSVHPVT trong phát triển cộng đồng. Nếu đó là một hướng đi còn bỏ ngỏ thì cần phải được san đầy bởi tính cấp thiết của nó trong bối cảnh hiện tại.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Thị Vân Anh (2017)

  • Quảng Trị là một địa phương có 4 di tích quốc gia đặc biệt, ở đó đều có nhà trưng bày bổ sung - nơi lưu giữ các tài liệu, hiện vật có giá trị minh chứng cho các sự kiện lịch sử tiêu biểu gắn liền với từng di tích cụ thể. Đến nay, giá trị các tài liệu, hiện vật đã và đang phát huy hiệu quả phục vụ du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vẫn cần có những giải pháp tối ưu đối với hoạt động phát huy giá trị tài liệu, hiện vật tại các di tích này trong thời gian tới.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2017)

  • Việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc thời kỳ dựng nước không thể dựa vào nhân chứng lịch sử. Các nhà khoa học phải căn cứ vào nguồn tài liệu và sử sách còn lưu giữ được. Tuy nhiên, các tài liệu chữ viết lại xuất hiện sau thời kỳ lịch sử này. Do vậy, hiện vật khảo cổ, khi xác định được niên đại tuyệt đối, có thể coi là vật chứng khách quan để nghiên cứu về thời kỳ dựng nước. Đồ gốm Tiền Đông Sơn là di sản có vai trò quan trọng góp phần chứng minh một phổ hệ về văn hoá Tiền Đông Sơn vùng lưu vực Sông Hồng, đó là văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun. Từ các văn hoá này mà nền văn minh Đông Sơn hình thành. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị gốm Tiền Đông Sơn nhằm giữ gìn truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc là hết sức cần thiết trong điều kiện hội nhập.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Thị Vân Anh (2017)

  • Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 là di tích Quốc gia đặc biệt, có giá trị và ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử dân tộc. Cơ quan quản lý di tích đã có nhiều hoạt động để phát huy giá trị di tích trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng. Để hoạt động phát huy có hiệu quả cao hơn trong tương lai thì cần có những giải pháp hữu hiệu đối với hoạt động phát huy giá trị tại di tích quốc gia đặc biệt này.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản;  Advisor: internet (2017)

  • Trống đồng là di sản văn hóa vô giá của dân tộc ta. Việt Nam là một trong số ít các nước có nhiều trống đồng, nhất là trống Đông Sơn (loại I Heger), nhiều chiếc được phát hiện ngay trong lòng đất. Ngoài tư liệu khảo cổ, các tư liệu về di sản văn hóa cũng cho thấy vai trò của trống đồng rất quan trọng đối với người Việt. Hiện nay, có nhiều đền thờ gắn với trống đồng, trong đó Đền Đồng Cổ ở Đan Nê (Thanh Hóa) và Đền Đồng Cổ ở phố Thụy Khuê (Hà Nội) là hai ngôi đền nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các ngôi đền này thờ thần trống đồng hay thờ thần núi gắn với trống đồng thì cần phải được làm sáng rõ và đề xuất các giải pháp bảo tồn phù hợp

  • Thesis


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Hà (2017)

  • Hiện vật tặng phẩm quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh là một phần di sản văn hóa quan trọng mà Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam. Đó là những tặng phẩm mà bạn bè và nhân dân trên khắp thế giới tặng Người. Những hiện vật này mang dấu ấn của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới và là biểu tượng của mỗi quốc gia, dân tộc. Qua những tặng phẩm đó, chúng ta càng hiểu hơn những tình cảm sâu sắc của bạn bè quốc tế dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà chính trị kỳ tài, nhà văn hóa lớn của nhân loại.