Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 201-210 of 220 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phan, Thanh Sơn (2019)

  • Trong tư duy nông nghiệp của người Việt, yếu tố phồn thực không chỉ gắn với sự sinh sôi mà còn gắn với sự nuôi dưỡng. Trong tạo hình dân gian Việt Nam, ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực được biểu hiện ở sự cường điệu các bộ phận cơ thể người với mong ước về sự sinh sôi, nảy nở. Thời Lê sơ, biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực được thể hiện thông qua hình tượng vú trong tạo hình vòi ấm gốm hoa lam dùng để uống rượu (Kendi), nó gắn liền với ý nghĩa tượng trưng cho nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng dồi dào trong tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước.

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Hội An nằm ở lưu vực sông Thu Bồn, là nơi tập trung đậm đặc nhất các di tích văn hóa Sa Huỳnh (được biết cho tới nay). Các di tích khảo cổ học Tiền, Sơ sử ở Hội An có giá trị nổi bật về quá trình liên tục (kế thừa và phát triển) văn hóa, chứng tỏ mảnh đất này hội tụ đầy đủ các điều kiện thiên thời - địa lợi - nhân hòa và có những chuyển biến bước ngoặt về chính trị, tư tưởng,… trong suốt mấy ngàn năm (từ cách đây 3.500 năm đến hiện nay). Các di sản khảo cổ học ở Hội An đã và đang được quản lý một cách bài bản, đúng luật và thực sự đã phát huy giá trị qua hệ thống bảo tàng tổng hợp và chuyên đề ngay trong di sản phố cổ, qua các hoạt động lễ hội hay hoạt động văn hóa lồng ghép vật thể với phi vật thể. Có thể nói, Hội An là một điển hình về sử dụng giá trị của quá khứ cho phát triển hi...

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Tuấn (2019)

  • Thiêng hóa môi trường tự nhiên đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa tín ngưỡng của hầu hết các dân tộc trên thế giới. Thuyết vạn vật hữu linh của Edward Burnett Tylor đã cho thấy ý nghĩa sâu sắc trong quan niệm của con người từ thời nguyên thủy về thế giới tự nhiên tồn tại xung quanh họ thông qua những hoạt động văn hóa tín ngưỡng. Ở Việt Nam, chúng ta cũng bắt gặp hiện tượng thiêng hóa môi trường tự nhiên trong văn hóa tín ngưỡng của nhân dân xuất hiện từ xa xưa và khá phổ biến. Xem xét, nghiên cứu về nó có thể giúp chúng ta thấy được sâu sắc hơn quan niệm về vũ trụ luận phương Đông trong dòng chảy lịch sử, văn hóa truyền thống Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Phan, Thị Huệ (2019)

  • Nằm trong dòng chảy của lễ hội truyền thống ven biển Bắc Bộ nhưng lễ hội đình Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vẫn có những điểm khác biệt so với các lễ hội truyền thống nói chung. Là một lễ hội lịch sử, cũng đồng thời là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, lễ hội đình Quan Lạn mang sắc thái địa phương độc đáo và đậm nét văn hóa biển đảo của cư dân vùng biển Vân Đồn. Bài viết khái quát về lễ hội và diễn trình của hội đua thuyền, đi sâu phân tích ý nghĩa một số nghi lễ, hoạt động diễn ra trong lễ hội để làm rõ giá trị và sự khác biệt của lễ hội đình Quan Lạn.

  • Article


  • Authors: Vũ, Văn Đạt (2019)

  • Lễ hội Công giáo là hoạt động văn hóa - tôn giáo không thể thiếu trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Sự kết hợp, giao thoa giữa Công giáo và văn hóa truyền thống dân tộc trong các lễ hội Công giáo được biểu hiện trong các lễ nghi, âm nhạc, trang phục lễ hội, công cụ thờ cúng và trong các trò chơi dân gian. Những dấu ấn văn hóa truyền thống được lưu giữ và thể hiện khá phong phú và đậm nét, từ những chất liệu đơn sơ, bình dị cho tới những nghi lễ cầu kỳ, làm cho các lễ hội Công giáo trở nên một không gian văn hóa gần gũi hơn với người Việt.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Suốt một thời gian dài, chúng ta đã được tiếp cận với những lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận đa dạng của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống/di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại hoá, toàn cầu hoá hiện nay, trong đó có gắn với sự phát triển kinh tế mang tính quốc tế và đại chúng - du lịch. Du lịch hiện đang là một điểm sáng (mũi nhọn) cho kinh tế Việt Nam; dân chúng tiếp nhận du khách nước ngoài với lòng hiếu khách của văn minh, văn hóa Việt; xã hội đón nhận du lịch trong nhiều sinh hoạt thường nhật một cách thản nhiên, du lịch sẽ gắn bó với tương lai của đất nước, là thước đo chính xác khả năng của Việt Nam trong cách đón nhận những biến đổi lớn từ toàn cầu hóa. Tiếp bàn về vấn đề nhận thức đối với ...

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Chu, Lâm Anh (2019)

  • Lưu vực sông Thu Bồn, theo nghiên cứu cho đến nay, là nơi tập trung đậm đặc nhất dấu tích của các cộng đồng cư dân sinh sống từ cách ngày nay trên 3.000 năm. Nhờ những nỗ lực của các bên: chính quyền - cộng đồng - nhà nghiên cứu mà những giá trị tiêu biểu của các di sản vật thể (di tích và di vật khảo cổ học Sa Huỳnh - Champa) đã và đang được bảo tồn, bảo vệ, sử dụng và phát huy khá hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình phát triển với những tác động hai mặt của đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên,… đem lại những thách thức lớn đối với sự tồn vong của di sản vật thể nói chung và di sản khảo cổ nói riêng. Để phát triển và bảo tồn tương hỗ cho nhau, cần phải xây dựng những kế hoạch và chiến lược dài hơi dựa trên cơ sở pháp lý quốc gia, quốc tế,...

  • Article


  • Authors: Dương, Thị Thùy Vân; Nguyễn, Văn Quảng (2019)

  • Khu vực bên ngoài kinh thành Huế là nơi tọa lạc của nhiều ngôi nhà vườn đặc trưng qua bao đời. Trong đó, hệ thống nhà vườn truyền thống tại phường Thủy Biều, phường Vỹ Dạ và phường Thủy Xuân cạnh trung tâm thành phố đang có những biến đổi nhanh chóng do chịu tác động trực tiếp từ quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu tổng quát và chỉ ra các yếu tố gây nên sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của những ngôi nhà vườn cổ. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp khả thi có thể bảo tồn và phát huy giá trị không gian nhà vườn truyền thống ở khu vực này

  • Article


  • Authors: Hồ, Thị Thu Hà (2019)

  • Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về ca dao - dân ca từng địa phương, từng vùng miền, nhất là về phương diện thi pháp. Bài viết có thể coi là một đóng góp nhỏ cho sự thiếu hụt đó. Qua việc tìm hiểu cách gieo vần và giá trị biểu đạt của nghệ thuật gieo vần trong ca dao - dân ca xứ Nghệ, có thể thấy các thi sĩ bình dân nơi đây không chỉ thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo, mà còn tỏ ra khá táo bạo, thậm chí còn hơi bất chấp trong việc sáng tạo yếu tố thi luật này. Vần thơ là một phương tiện nghệ thuật góp phần tạo nên một diện mạo khá khác lạ cho ca dao - dân ca xứ Nghệ. Thay vì chỉ hướng tới vẻ đẹp chuẩn mực của thi ca, ca dao - dân ca vùng này dường như luôn có xu hướng vươn tới sự đột phá để làm nên vẻ đẹp ít trau chuốt, thô phác, gân guốc nhưng chắc khoẻ và rắn rỏi. Vẻ đẹp đó, ...