Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 141-150 of 220 (Search time: 0.024 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Đức Tùng (2018)

  • Ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người Việt, có lịch sử hình thành từ rất sớm, gắn với lễ hội, phong tục và văn học Việt Nam. Trải qua những thăng trầm, ca trù đã có sự biến đổi về không gian biểu diễn, thể cách/làn điệu, lề lối sinh hoạt… Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm nhằm mục đích bảo tồn và phát huy ca trù ở từng địa phương. Tuy nhiên, việc bảo tồn này đang gặp khó khăn do nhận thức về ca trù chưa thực sự đầy đủ, những phương án bảo tồn ca trù thường bị đánh đồng với các loại hình di sản khác và chưa mang lại hiệu quả. Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc cần phải đặt đúng vị trí và làm sáng tỏ một sốvấn đề về ca trù mà đông đả...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Chí Bền (2018)

  • Ở Việt Nam, vùng châu thổ Bắc Bộ là nơi sinh sống chủ yếu của người Việt và vùng đất đỏ Tây Nguyên là nơi sinh sống của 11 dân tộc thiểu số tại chỗ hiện nay. Nước là tài nguyên vô cùng quý giá để họ sinh tồn và phát triển, sáng tạo một văn hóa nước: họ vừa cần nước, yêu quý nước nhưng vừa sợ hãi nước. Cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ và cư dân vùng đất đỏ Tây Nguyên đều thờ cúng thần nước và coi đó là vị thần tối linh của họ. Sự phát triển tín ngưỡng thờ nước của cư dân cả hai vùng, đều có vai trò to lớn của cộng đồng, nhưng vị thế địa - kinh tế, địa - lịch sử, địa - văn hóa của vùng châu thổ Bắc Bộ và vùng đất đỏ Tây Nguyên có khác biệt, nên vai trò của cộng đồng với tín ngưỡng thờ nước của cư dân hai vùng cũng khác biệt. Bài viết phân tích vai trò của cộng đồng trong ứng xử với nước, t...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Quốc Hùng (2018)

  • Trên thế giới, di sản văn hóa đang được xem như một cột trụ của sự phát triển bền vững. Ở nước ta di sản văn hóa không chỉ góp phần nêu cao các giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, trao truyền các kinh nghiệm sống, cách ứng xử với thiên nhiên, xã hội một cách hài hòa tới mọi người ở trong và ngoài nước, thể hiện sự đa dạng trong biểu đạt văn hóa; di sản văn hóa còn là một nguồn lực trong sự phát triển bền vững của đất nước, trở thành các điểm đến du lịch, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, góp phần ổn định xã hội, bảo vệ thiên nhiên, tạo ra sự công bằng trong cộng đồng. Di sản văn hóa góp phần điều chỉnh quá trình phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch đô thị, công nghiệp...theo hướng bền vững. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, côn...

  • Article


  • Authors: Đặng,Thị Phương Anh (2018)

  • Vấn đề phát triển cộng đồng đang rất được quan tâm bởi các quốc gia đang phát triển hiện nay. Một trong những nguồn lực dồi dào mà các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sở hữu từ rất lâu trong quá khứ và đôi khi bị lãng quên trong đời sống hiện tại, đó chính là nguồn lực di sản văn hóa phi vật thể. Mặt khác, phương cách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thích hợp nhất là để nó “được sống” trong chính cộng đồng nơi nó sinh ra, phát triển và mang lại những lợi ích nhất định cho cộng đồng ấy. Bởi vậy, việc coi di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực trong phát triển cộng đồng đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và đặt ra một vấn đề mới trong lý thuyết

  • Article


  • Authors: Từ,Mạnh Lương (2019)

  • Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của các trường đại học, là động lực thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội kết hợp hài hòa giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo, giảng dạy và đã đạt được những kết quả thiết thực đáng ghi nhận, góp phần tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo, giảng dạy trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến (2015)

  • Việc chia văn hóa thành hai loại - văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể - mang tính ước lệ. Trên thực tế, văn hóa vật thể và phi vật thể gắn bó chặt chẽ không thể tách rời, cái nọ trong cái kia và ngược lại. Điều đó thể hiện qua mối quan hệ giữa di tích và lễ hội, kiến trúc và những quan niệm tâm linh trong những công trình cụ thể như đình, chùa của người Việt và đền tháp của người Chăm.