Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 58 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Đối với mỗi làng nghề truyền thống, sản phẩm được coi là yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu đặc trưng gắn với văn hóa của địa phương, vùng miền. Quá trình tồn tại và phát triển của các làng nghề từ truyền thống đến đương đại cũng đồng thời là quá trình vận động, biến đổi không ngừng về mọi mặt của làng nghề, trong đó có yếu tố sản phẩm. Nghiên cứu một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy có sự biến đổi không ngừng từ loại hình, kiểu dáng đến mẫu mã mang tính đa dạng, phong phú của sản phẩm. Sự biến đổi của các loại hình sản phẩm tại làng nghề truyền thống là tất yếu để phù hợp với mọi nhu cầu khác nhau của cộng đồng trong xã hội đương đại.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Tuyết Mai (2020)

  • Lễ hội Đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang ý nghĩa biểu tượng về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, lễ hội Đền Hùng từ lễ hội làng gắn với những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng địa phương ở Phú Thọ đã trở thành Quốc lễ. Trong bối cảnh hiện nay, để lễ hội Đền Hùng thực sự là hình mẫu của lễ hội Quốc gia tiêu biểu trong hệ thống lễ hội truyền thống Việt Nam, công tác bảo tồn và phát huy cần có các giải pháp phù hợp.

  • Article


  • Authors: Trình, Đăng Chung (2020)

  • Dựa vào những tài liệu khảo cổ học, vùng vịnh Hạ Long được biết đến là một trung tâm văn hóa biển nổi bật nhất Việt Nam thời tiền sử. Văn hóa Hạ Long ra đời là kết quả của quá trình phát triển nội sinh, với nhiều giai đoạn, từ văn hóa Soi Nhụ tới văn hóa Cái Bèo. Với bề dày trầm tích văn hóa nhân văn hàng vạn năm về trước, với quá trình phát triển liên tục từ thời nguyên thủy, trải qua các giai đoạn lịch sử, văn hóa Hạ Long đã góp phần to lớn trong tiến trình lịch sử văn hóa của dân tộc.

  • Article


  • Authors: Tràn, Bạch Dương (2020)

  • Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị quên lãng và mất đi, nhưng “Cò ke ôống kháo” - một loại hình âm nhạc dân gian của người Mường vẫn tồn tại một cách bền bỉ trong đời sống cộng đồng làng Mường. Tìm hiểu những thực hành âm nhạc “Cò ke ôống kháo” cũng như vai trò, ý nghĩa của “Cò ke ôống kháo” trong sinh hoạt tín ngưỡng và sinh hoạt đời thường của người Mường, giúp chúng ta lý giải về sức sống bền bỉ và sự trường tồn của nó trong đời sống văn hóa của cộng đồng làng Mường.

  • Article


  • Authors: Nhất, Xuân (2021)

  • “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” là cuốn sách chuyên khảo về lễ hội gắn với vị thánh thuộc hệ Tứ bất tử trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam - Thánh Gióng. Lễ hội Thánh Gióng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng những nét văn hóa đặc sắc nhất gắn với lễ hội Thánh Gióng được thể hiện tại đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc, huyện Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội. Bằng cách tiếp cận nghiên cứu tổng thể và lý thuyết hệ thống, các tác giả công trình đã góp phần giải mã nét đặc sắc của lễ hội và có thể coi đây là hướng nghiên cứu hữu ích cho các lễ hội cổ truyền khác ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thùy Linh (2020)

  • Gần đây, những sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ngày một được thực hành phổ biến và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội, và có thể coi đây là một sự “trỗi dậy” của yếu tố truyền thống trong đời sống đương đại. Từ lâu, người dân quanh khu vực đền Và nói riêng và thị xã Sơn Tây nói chung đã tồn tại một niềm tin tín ngưỡng sâu sắc về Đức Thánh Tản - một vị nhiên thần, nhân thần và “bách nghệ tổ sư” trong tâm thức cộng đồng bao đời nay. Yếu tố trực tiếp tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản tại đây là hệ tư tưởng chính trị quán xuyến qua nhiều thế hệ cùng với sự tham gia của chính quyền và cộng đồng, còn gọi là định chế xã hội. Bài viết phân tích những tác động của định chế xã hội đối với việc hình thành và bảo lưu tín ngưỡng thờ Đức Thá...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thanh Huyền (2020)

  • Ứng dụng công nghệ số hóa và thực tế ảo đối với di sản văn hóa nhằm mục đích ứng phó với những nguyên nhân tác động đến di sản văn hóa như sự xuống cấp của vật liệu, những tác động tiêu cực của các hiện tượng tự nhiên khách quan, các cuộc xung đột vũ trang và từ chính con người. Ứng dụng công nghệ để tạo ra những bản sao kỹ thuật số, tạo cơ sở dữ liệu với thông tin chi tiết và mang đến những trải nghiệm cho người dùng. Xây dựng dữ liệu di sản số không chỉ hỗ trợ cho quá trình phục dựng và bảo tồn di sản văn hóa, mà còn góp phần quảng bá rộng rãi các giá trị di sản văn hóa Việt Nam ra cộng đồng và thế giới.

  • Article


  • Authors: Bùi, Quang Thanh (2020)

  • Với gần chục nghìn lễ hội truyền thống đã và đang hiện tồn ở hàng vạn làng quê hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những nước có sinh hoạt lễ hội dân gian đa dạng và phong phú nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa tích cực đối với đời sống văn hóa cộng đồng đương đại vẫn còn không ít những hạn chế, tiêu cực, từ cung cách vận hành quản lý, tổ chức đến quá trình thực hành lễ hội, dẫn đến những hệ quả đáng tiếc. Trong số đó, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) như một trong những ví dụ điển hình, một điểm “nóng” đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Xem xét mô hình quản lý, tổ chức tại di tích - lễ hội truyền thống những năm gần đây (qua trường hợp lễ hội chọi trâu Đồ Sơn), bài viết mong góp thêm tiếng nói của người làm khoa học vào mục tiêu ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Triệu, Thị Tình (2021)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa ở mỗi vùng miền lại có những bản sắc riêng, do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đối với tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, các giải pháp cần thiết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh của chủ thể văn hóa và đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới.