Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 20 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Từ,Mạnh Lương (2019)

  • Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của các trường đại học, là động lực thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội kết hợp hài hòa giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo, giảng dạy và đã đạt được những kết quả thiết thực đáng ghi nhận, góp phần tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo, giảng dạy trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai

  • Article


  • Authors: Trần,Đức Nguyên (2019)

  • Di sản văn hóa nằm ven sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh rất đa dạng, phong phú, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Các di sản văn hóa này mang những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Kinh Bắc, được bảo tồn và trao truyền qua nhiều đời nay, là nguồn tài nguyên nhân văn có thể khai thác trong phát triển du lịch, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã có sự quan tâm đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, gắn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc khai thác giá trị các di sản văn hóa này còn chưa phù hợp với tiềm năng, cần phải có những định hướng, giải pháp cụ thể, hoàn thiện hơn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên;  Advisor: Tạp chí Nghiên cứu văn hóa (2019)

  • Trong tín ngưỡng Tứ phủ, ông Hoàng Mười được biết đến thông qua giá đồng là vị quan Hoàng trấn giữ đất Nghệ An có phong cách hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú, hay ban tài phát lộc, nhất là lộc học hành. Bài viết khảo sát các đối tượng thờ phụng và đặc điểm lễ hội tại đền ông Hoàng Mười ở làng Xuân Am, từ đó chỉ ra tính địa phương, tính lịch sử cũng như sự tích hợp văn hóa thông qua tục thờ ông Hoàng Mười ở Nghệ An. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung làm rõ sự mô hình hóa, biểu tượng hóa nhân vật ông Hoàng Mười trong điện thần tín ngưỡng Tứ phủ cũng như qua ghế của các thanh đồng. Ông Hoàng Mười là một biểu tượng văn hóa đa nghĩa mang tính lịch sử; sự xuất hiện “Ông Hoàng Mười ở Nghệ An” trong điện thần Tứ phủ chính là kết quả của quá trình địa phương hóa các đối tượng thờ phụng của ...

  • Article


  • Authors: Bùi, Hữu Tiến; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Phục dựng, tu sửa hiện vật là vấn đề “nóng” của các bảo tàng, sưu tập tư nhân ở Việt Nam. Việc phục dựng các hiện vật theo đúng phương pháp là rất cần thiết, vừa để tăng độ bền chắc, kéo dài tuổi thọ của hiện vật, vừa làm hiện vật đẹp hơn. Tuy nhiên, việc phục dựng, tu sửa hiện vật tuân thủ quy trình khoa học, đảm bảo các yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật thực sự là một bài toán nan giải đòi hỏi sự đồng bộ trong bộ tam “Triết lý - Kỹ thuật - Nhân lực”, vấn đề hiện đang rất thiếu ở Việt Nam. Bài viết đề cập đến nhu cầu và thực trạng công tác phục dựng hiện vật, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục dựng hiện vật ở Việt Nam. Từ mô hình thử nghiệm phục dựng hiện vật và đào tạo cán bộ về lĩnh vực này ở Bảo tàng Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia ...

  • Article


  • Authors: Trình, Năng Chung (2019)

  • Là một bộ phận cấu thành của văn hóa Đông Sơn, di sản văn hóa khảo cổ học tỉnh Hòa Bình nổi bật với ba loại hình tiêu biểu: Văn hóa Hòa Bình; trống đồng (trống Đông Sơn, trống Mường) và mộ Mường. Đến nay, Hòa Bình là địa phương phát hiện nhiều di tích văn hóa Hòa Bình nhất với hơn 70 địa điểm. Số lượng phong phú các di tích, di vật văn hóa Hòa Bình phát hiện được khẳng định rằng tỉnh Hòa Bình là quê hương của nền văn hóa tiền sử nổi tiếng này. Hòa Bình cũng là địa phương phát hiện được nhiều trống đồng cổ với hơn 70 trống, trong đó 10 trống Đông Sơn (trống loại I Heger) và hơn 60 trống Mường (trống loại II Heger). Nghiên cứu cho thấy có sự kế thừa trực tiếp từ trống Đông Sơn sang trống Mường ở Hoà Bình, trống Mường là...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2019)

  • Trong bối cảnh các lễ hội truyền thống được phục dựng và thực hành sôi nổi ở khắp nơi trên cả nước như hiện nay, vấn đề xác định các chủ thể nào liên quan đến quá trình phục dựng và thực hành lễ hội cũng như họ có vai trò ra sao trong quá trình ấy là vấn đề nghiên cứu thú vị và có khả năng mang đến những đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận và hiểu sâu hơn về bức tranh lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại. Trên cơ sở quan sát và nghiên cứu về các lễ hội truyền thống trong nhiều năm qua, bài viết tìm hiểu vai trò của cộng đồng làng trong quá trình phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống hiện nay để chỉ ra các cách thức và mức độ tham gia khác nhau của cộng đồng làng vào lễ hội mà họ vốn được xem là chủ nhân, từ đó khẳng định lễ hội chỉ thực sự được phục dựng và thực hành...

  • Article


  • Authors: Phan, Thanh Sơn (2019)

  • Trong tư duy nông nghiệp của người Việt, yếu tố phồn thực không chỉ gắn với sự sinh sôi mà còn gắn với sự nuôi dưỡng. Trong tạo hình dân gian Việt Nam, ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực được biểu hiện ở sự cường điệu các bộ phận cơ thể người với mong ước về sự sinh sôi, nảy nở. Thời Lê sơ, biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực được thể hiện thông qua hình tượng vú trong tạo hình vòi ấm gốm hoa lam dùng để uống rượu (Kendi), nó gắn liền với ý nghĩa tượng trưng cho nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng dồi dào trong tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước.

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Hội An nằm ở lưu vực sông Thu Bồn, là nơi tập trung đậm đặc nhất các di tích văn hóa Sa Huỳnh (được biết cho tới nay). Các di tích khảo cổ học Tiền, Sơ sử ở Hội An có giá trị nổi bật về quá trình liên tục (kế thừa và phát triển) văn hóa, chứng tỏ mảnh đất này hội tụ đầy đủ các điều kiện thiên thời - địa lợi - nhân hòa và có những chuyển biến bước ngoặt về chính trị, tư tưởng,… trong suốt mấy ngàn năm (từ cách đây 3.500 năm đến hiện nay). Các di sản khảo cổ học ở Hội An đã và đang được quản lý một cách bài bản, đúng luật và thực sự đã phát huy giá trị qua hệ thống bảo tàng tổng hợp và chuyên đề ngay trong di sản phố cổ, qua các hoạt động lễ hội hay hoạt động văn hóa lồng ghép vật thể với phi vật thể. Có thể nói, Hội An là một điển hình về sử dụng giá trị của quá khứ cho phát triển hi...