Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 111-120 of 137 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Hương Thảo (2021)

  • Tô Hiến Thành là một nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Lý. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được ghi chép trong sử sách, truyền thuyết và thần tích. Trên cơ sở tiếp cận tư liệu từ các di tích, truyền thuyết, thần tích liên quan đến Tô Hiến Thành và định vị di tích trên bản đồ, bài viết nhằm làm rõ hơn những đóng góp của Tô Hiến Thành đối với lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như sự nhập thân văn hóa của ông trong đời sống tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Đặng, Văn Bài; Nguyễn, Viết Cường (2021)

  • Do đáp ứng được các tiêu chí xác định giá trị nổi bật toàn cầu của UNESCO nên Việt Nam hiện có sáu di sản văn hóa thế giới (DSVHTG) được công nhận và vinh danh. Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc các cam kết để có thể huy động mọi nguồn lực có thể của quốc gia để bảo vệ và phát huy giá trị DSVHTG trong phạm vi lãnh thổ của mình. Để thực hiện tốt việc đó, Việt Nam cần phải hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các cơ quan quản lý Di sản thế giới cho tương thích với quy định của Công ước Di sản Thế giới với tinh thần: Di sản thế giới đồng thời cũng là di tích quốc gia đặc biệt và phải được bảo tồn bằng những cơ chế, chính sách đặc thù. Bên cạnh đó, cần tiếp cận DSVHTG dưới góc nhìn đô thị di sản/thành phố di sản với ý nghĩa bảo tồn phải phục vụ cho phát tri...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến; Nguyễn, Thị Kim Thìn (2020)

  • Đình làng là hình ảnh tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam. Thời quân chủ chuyên chế, đình làng thực hiện 3 chức năng là: hành chính, tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, đình làng chủ yếu thực hiện chức năng tôn giáo (tức là nơi thờ thành hoàng làng). Theo quan niệm của người dân, để bảo vệ an toàn cho khu vực tôn nghiêm, người ta thường đặt ở cửa ra vào nơi thờ cúng những con vật thiêng. Trong vài năm gần đây do thiếu hiểu biết về linh vật, người dân đã đem cúng tiến hoặc tiếp nhận cả những linh vật không thuộc linh vật Việt và còn được gọi là linh vật ngoại lai. Bài viết nhằm xác định linh vật Việt tại các ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Tuyết Mai (2020)

  • Lễ hội Đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang ý nghĩa biểu tượng về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, lễ hội Đền Hùng từ lễ hội làng gắn với những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng địa phương ở Phú Thọ đã trở thành Quốc lễ. Trong bối cảnh hiện nay, để lễ hội Đền Hùng thực sự là hình mẫu của lễ hội Quốc gia tiêu biểu trong hệ thống lễ hội truyền thống Việt Nam, công tác bảo tồn và phát huy cần có các giải pháp phù hợp.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Xẩm vốn là một loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian, xuất hiện lâu đời ở miền bắc nước ta. Xẩm thường được người khiếm thị, người nghèo khổ hát mưu sinh. Trải qua thời gian, loại hình nghệ thuật này đã có nhiều biến đổi và được coi là một loại hình nghệ thuật phổ biến trong xã hội nước ta.

  • Article


  • Authors: Bùi, Quang Thanh (2020)

  • Với gần chục nghìn lễ hội truyền thống đã và đang hiện tồn ở hàng vạn làng quê hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những nước có sinh hoạt lễ hội dân gian đa dạng và phong phú nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa tích cực đối với đời sống văn hóa cộng đồng đương đại vẫn còn không ít những hạn chế, tiêu cực, từ cung cách vận hành quản lý, tổ chức đến quá trình thực hành lễ hội, dẫn đến những hệ quả đáng tiếc. Trong số đó, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) như một trong những ví dụ điển hình, một điểm “nóng” đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Xem xét mô hình quản lý, tổ chức tại di tích - lễ hội truyền thống những năm gần đây (qua trường hợp lễ hội chọi trâu Đồ Sơn), bài viết mong góp thêm tiếng nói của người làm khoa học vào mục tiêu ...

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Giang (2020)

  • Là một địa điểm đặc biệt, chủ yếu được dành để phục vụ cho các hoạt động tôn giáo, không gian thiêng đóng vai trò trọng yếu ở hầu hết các xã hội, đặc biệt trên phương diện cố kết cộng đồng và thực hành văn hóa truyền thống. Bối cảnh phát triển đương đại của Việt Nam chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt trong không gian thiêng của các tộc người, trong đó có các nhóm bản địa đang sinh sống ở vùng Tây Nguyên. Trong bốn thập kỷ qua, song song với những biến động to lớn và toàn diện diễn ra trong không gian làng của người Tây Nguyên, không gian thiêng của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột đã trải qua những thay đổi chưa có tiền lệ. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về không gian thiêng trong nghiên cứu tôn giáo, dựa trên các tài liệu dân tộc học được tác giả thu thập trong các năm 201...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thanh Huyền (2020)

  • Ứng dụng công nghệ số hóa và thực tế ảo đối với di sản văn hóa nhằm mục đích ứng phó với những nguyên nhân tác động đến di sản văn hóa như sự xuống cấp của vật liệu, những tác động tiêu cực của các hiện tượng tự nhiên khách quan, các cuộc xung đột vũ trang và từ chính con người. Ứng dụng công nghệ để tạo ra những bản sao kỹ thuật số, tạo cơ sở dữ liệu với thông tin chi tiết và mang đến những trải nghiệm cho người dùng. Xây dựng dữ liệu di sản số không chỉ hỗ trợ cho quá trình phục dựng và bảo tồn di sản văn hóa, mà còn góp phần quảng bá rộng rãi các giá trị di sản văn hóa Việt Nam ra cộng đồng và thế giới.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên (2022)

  • Biển, đảo là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo trong những năm qua được toàn Đảng, toàn dân quan tâm và thực hiện nhiệm vụ này dưới nhiều hình thức khác nhau. Bảo tàng là thiết chế văn hóa quan trọng, với chức năng của mình đã thực hiện việc nghiên cứu sưu tầm, gìn giữ và phát huy giá trị các tư liệu, hiện vật phản ánh về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Các tư liệu, hiện vật về chủ quyền biển đảo là các di sản văn hóa quý giá - các bằng chứng vật chất cụ thể khẳng định chủ quyền thiêng liêng không thể bị tách dời của đất nước. Thông qua nội dung bài viết sẽ đề cập đến hoạt động cụ thể của một số bảo tàng, đồng thời cũng bước đầu đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc sưu tầm và phát huy giá trị các tư liệu, hiện vật về chủ quyền b...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Tam Khúc chúa, đặc biệt là Khúc Thừa Dụ - người có công lao to lớn đặt ra nền tự chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam - Nền tảng quan trọng cho sự hình thành quốc gia Đại Việt ở những thế kỷ sau này. Sau khi Tam Khúc chúa qua đời, cộng đồng cư dân làng Cúc Bồ đã xây dựng di tích để tôn vinh, tưởng nhớ. Qua thời gian cùng với sự thay đổi của lịch sử dân tộc, công trình thờ tự Tam Khúc chúa bị hủy hoại nên viecj thờ phụng chưa quan tâm đúng mức. Từ năm 20005 đến nay, chính quyền các cấp tỉnh Hải Dương và cộng đồng dân cư làng Cúc Bồ đã có nhiều hoạt động cụ thể để tôn vinh tưởng niệm Tam Khúc chúa như: tổ chức tu bổ, tôn tạo đình làng Cúc Bồ; xây dựng mới ngôi đền thờ và tổ chức các hoạt động đầy ý nghĩa, thể hiện sự tôn vinh Tam Khúc chúa của hậu thế ở làng Cúc Bồ ngày nay