Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 181-190 of 208 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn,Văn Quảng (2018)

  • Trong lịch sử Champa và Đại Việt, thành Hóa Châu (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phòng thủ, tấn công, bảo vệ và mở rộng lãnh thổ của các triều đại Champa và sau này là Đại Việt, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng đất Thừa Thiên Huế hiện nay. Đáng chú ý, cho đến nay, tại di tích thành Hóa Châu đã có 1 lần thám sát (năm 2009), 3 lần khai quật (năm 1997, 2010 và 2011), nhờ đó, nhiều vấn đề liên quan đến tòa thành này như vị trí, cấu trúc, niên đại, chủ nhân,… đã từng bước được làm sáng tỏ. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, thành Hóa Châu được xây dựng đầu tiên dưới thời kỳ Champa, khoảng thế kỷ IX, sau đó được nhà Trần kế thừa và tu bổ kiên cố hơn vào đầu thế kỷ XIV, tạo thành một trọ...

  • Article


  • Authors: Phạm,Thanh Tâm (2018)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi nền văn hóa, là những giá trị văn hóa có sức sống trường tồn, trải qua các niên đại lịch sử khác nhau và phát huy cao độ trong nền văn hóa đương đại. Di sản văn hóa phi vật thể là tài sản vô giá, đồng thời là bản sắc, là linh hồn để gắn kết dân tộc, và là niềm tự hào của quốc gia, dân tộc ấy. Chính vì vậy mỗi quốc gia phải quản lý tốt lĩnh vực này để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của mình trong mọi điều kiện lịch sử. Nội dung bài viết đề cập tới các vấn đề: Nhận diện di sản văn hóa phi vật thể; thực trạng quản lý di sản văn hóa phi vật thể; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam hiện nay

  • Article


  • Authors: Trần,Văn Hiểu (2018)

  • Những năm gần đây, ngày càng nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng. Trong quá trình đó phải kể đến vai trò của chính quyền, cộng đồng, cơ quan tư vấn, doanh nghiệp là những yếu tố cấu thành chính. Bài viết xem xét vai trò của các bên liên quan nhằm xác định vị trí, chức năng và ảnh hưởng của các thành phần đến quá trình phục dựng lễ hội, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại cần được khắc phục đối với việc tổ chức lễ hội những năm tiếp theo.

  • Article


  • Authors: Trần,Quốc Việt (2018)

  • Người Tu Dí ở Lào Cai là một nhánh của tộc người Bố Y ở Việt Nam. Nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí ở Lào Cai không phải là một lễ riêng mà là một phần trong lễ cúng ma của họ. Nghi tục này có những nét đặc sắc so với nghi tục cùng loại của một số tộc người khác ở Việt Nam. Ngoài ý nghĩa chính là dùng lửa để tẩy rửa linh hồn cho người quá cố trước khi về nhập với tổ tiên, nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí còn mang ý nghĩa giải đen, giải hạn hoặc đem lại may mắn cho những người tham gia. Những con người ở trạng thái bình thường dám bước đi trên than hồng, nhảy qua chảo lửa cũng là nét đặc biệt của nghi tục này. Những điều đó góp phần cho thấy người Tu Dí vẫn còn giữ được ít nhiều bản sắc dân tộc cho tới ngày nay

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Loan Anh (2018)

  • Bài viết trình bày hai vấn đề chính. Thứ nhất, nhận thức về hiện trạng văn hóa bản địa tại khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên.Thứ hai, một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, cách thức bảo tồn, phát huy nguồn tri thức văn hóa bản địa vì sự ổn định và phát triển bền vững tại khu vực Trường Sơn Tây Nguyên

  • Article


  • Authors: Trần,Đức Nguyên (2019)

  • Di sản văn hóa nằm ven sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh rất đa dạng, phong phú, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Các di sản văn hóa này mang những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Kinh Bắc, được bảo tồn và trao truyền qua nhiều đời nay, là nguồn tài nguyên nhân văn có thể khai thác trong phát triển du lịch, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã có sự quan tâm đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, gắn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc khai thác giá trị các di sản văn hóa này còn chưa phù hợp với tiềm năng, cần phải có những định hướng, giải pháp cụ thể, hoàn thiện hơn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2019)

  • Khoa Di sản văn hóa là cơ sở đào tạo ngành Bảo tàng học đầu tiên ở Việt Nam, được hình thành ngay từ những ngày đầu thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (26/3/1959). Khoa có sứ mệnh đi đầu trong truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Di sản văn hóa. Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, Khoa đã đào tạo hàng ngàn cử nhân phục vụ sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Tiếp nối truyền thống 60 năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, Khoa cần xác định rõ những khó khăn, thách thức và định hướng phát triển đào tạo trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

  • Article


  • Authors: Từ,Mạnh Lương (2019)

  • Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của các trường đại học, là động lực thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội kết hợp hài hòa giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo, giảng dạy và đã đạt được những kết quả thiết thực đáng ghi nhận, góp phần tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo, giảng dạy trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai