Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 12 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Hội An nằm ở lưu vực sông Thu Bồn, là nơi tập trung đậm đặc nhất các di tích văn hóa Sa Huỳnh (được biết cho tới nay). Các di tích khảo cổ học Tiền, Sơ sử ở Hội An có giá trị nổi bật về quá trình liên tục (kế thừa và phát triển) văn hóa, chứng tỏ mảnh đất này hội tụ đầy đủ các điều kiện thiên thời - địa lợi - nhân hòa và có những chuyển biến bước ngoặt về chính trị, tư tưởng,… trong suốt mấy ngàn năm (từ cách đây 3.500 năm đến hiện nay). Các di sản khảo cổ học ở Hội An đã và đang được quản lý một cách bài bản, đúng luật và thực sự đã phát huy giá trị qua hệ thống bảo tàng tổng hợp và chuyên đề ngay trong di sản phố cổ, qua các hoạt động lễ hội hay hoạt động văn hóa lồng ghép vật thể với phi vật thể. Có thể nói, Hội An là một điển hình về sử dụng giá trị của quá khứ cho phát triển hi...

  • Article


  • Authors: Hồ, Thị Thu Hà (2019)

  • Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về ca dao - dân ca từng địa phương, từng vùng miền, nhất là về phương diện thi pháp. Bài viết có thể coi là một đóng góp nhỏ cho sự thiếu hụt đó. Qua việc tìm hiểu cách gieo vần và giá trị biểu đạt của nghệ thuật gieo vần trong ca dao - dân ca xứ Nghệ, có thể thấy các thi sĩ bình dân nơi đây không chỉ thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo, mà còn tỏ ra khá táo bạo, thậm chí còn hơi bất chấp trong việc sáng tạo yếu tố thi luật này. Vần thơ là một phương tiện nghệ thuật góp phần tạo nên một diện mạo khá khác lạ cho ca dao - dân ca xứ Nghệ. Thay vì chỉ hướng tới vẻ đẹp chuẩn mực của thi ca, ca dao - dân ca vùng này dường như luôn có xu hướng vươn tới sự đột phá để làm nên vẻ đẹp ít trau chuốt, thô phác, gân guốc nhưng chắc khoẻ và rắn rỏi. Vẻ đẹp đó, ...

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Tuấn (2019)

  • Thiêng hóa môi trường tự nhiên đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa tín ngưỡng của hầu hết các dân tộc trên thế giới. Thuyết vạn vật hữu linh của Edward Burnett Tylor đã cho thấy ý nghĩa sâu sắc trong quan niệm của con người từ thời nguyên thủy về thế giới tự nhiên tồn tại xung quanh họ thông qua những hoạt động văn hóa tín ngưỡng. Ở Việt Nam, chúng ta cũng bắt gặp hiện tượng thiêng hóa môi trường tự nhiên trong văn hóa tín ngưỡng của nhân dân xuất hiện từ xa xưa và khá phổ biến. Xem xét, nghiên cứu về nó có thể giúp chúng ta thấy được sâu sắc hơn quan niệm về vũ trụ luận phương Đông trong dòng chảy lịch sử, văn hóa truyền thống Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Phan, Thị Huệ (2019)

  • Nằm trong dòng chảy của lễ hội truyền thống ven biển Bắc Bộ nhưng lễ hội đình Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vẫn có những điểm khác biệt so với các lễ hội truyền thống nói chung. Là một lễ hội lịch sử, cũng đồng thời là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, lễ hội đình Quan Lạn mang sắc thái địa phương độc đáo và đậm nét văn hóa biển đảo của cư dân vùng biển Vân Đồn. Bài viết khái quát về lễ hội và diễn trình của hội đua thuyền, đi sâu phân tích ý nghĩa một số nghi lễ, hoạt động diễn ra trong lễ hội để làm rõ giá trị và sự khác biệt của lễ hội đình Quan Lạn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2019)

  • Di sản khảo cổ học ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, phản ánh diễn trình lịch sử và văn hoá của nhiều cộng đồng người trong lịch sử. Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh ở Việt Nam, di sản khảo cổ học (đã phát lộ và chưa phát lộ) đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như: sự bất cập của việc thực thi Luật Di sản văn hóa trong thực tế, sự thiếu đồng bộ và nhất quán về quản lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và bảo tồn, sức ép của quá trình đô thị hóa, tác động của nền kinh tế thị trường,... dẫn đến thực tế là nhiều di sản khảo cổ học bị xóa sổ trước khi kịp nghiên cứu, đánh giá giá trị, nhiều di sản khảo cổ học khác dù đã được Nhà nước xếp hạng nhưng chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí bị xâm phạm, dẫn đến chưa phát huy giá trị một cách hiệu quả. Do đó,...

  • Article


  • Authors: Trần,Bạch Dương (2019)

  • Âm nhạc dân gian Mường hiện còn lưu truyền một thể loại dàn nhạc có tên gọi “Cò ke ôống kháo”. Các thành viên của dàn nhạc này là những người có năng khiếu bẩm sinh, có đam mê nghệ thuật và phải trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng để trở thành nghệ nhân. Cộng đồng Mường kính trọng họ, coi họ là những người tài giỏi, hiểu biết về phong tục tập quán. Nghệ nhân “Cò ke ôống kháo” thuộc tầng lớp tinh hoa trong xã hội Mường, giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống văn hóa tộc người.

  • Article


  • Authors: Trần,Đức Nguyên (2019)

  • Di sản văn hóa nằm ven sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh rất đa dạng, phong phú, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Các di sản văn hóa này mang những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Kinh Bắc, được bảo tồn và trao truyền qua nhiều đời nay, là nguồn tài nguyên nhân văn có thể khai thác trong phát triển du lịch, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã có sự quan tâm đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, gắn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc khai thác giá trị các di sản văn hóa này còn chưa phù hợp với tiềm năng, cần phải có những định hướng, giải pháp cụ thể, hoàn thiện hơn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2019)

  • Khoa Di sản văn hóa là cơ sở đào tạo ngành Bảo tàng học đầu tiên ở Việt Nam, được hình thành ngay từ những ngày đầu thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (26/3/1959). Khoa có sứ mệnh đi đầu trong truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Di sản văn hóa. Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, Khoa đã đào tạo hàng ngàn cử nhân phục vụ sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Tiếp nối truyền thống 60 năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, Khoa cần xác định rõ những khó khăn, thách thức và định hướng phát triển đào tạo trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

  • Article


  • Authors: Từ,Mạnh Lương (2019)

  • Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của các trường đại học, là động lực thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội kết hợp hài hòa giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo, giảng dạy và đã đạt được những kết quả thiết thực đáng ghi nhận, góp phần tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo, giảng dạy trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai