Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 18 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2018)

  • Dựa vào những kết quả nghiên cứu về đồ gốm từ các cuộc thám sát và khai quật khảo cổ học tại miền Trung Việt Nam có niên đại trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công nguyên, bài viết trình bày khái quát về đồ gốm nghi lễ trong văn hóa Champa trên các phương diện loại hình, chất liệu, kỹ thuật sản xuất và hoa văn trang trí, niên đại. Sự biến đổi về mặt loại hình của đồ gốm phục vụ nghi lễ, tôn giáo trong văn hóa Champa có liên quan mật thiết đến những thay đổi trong đời sống tinh thần và xã hội của cộng đồng dân cư, đồng thời phản ánh rõ nét những yếu tố giao lưu, tiếp biến văn hóa của nền văn hóa này

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2019)

  • Di sản khảo cổ học ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, phản ánh diễn trình lịch sử và văn hoá của nhiều cộng đồng người trong lịch sử. Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh ở Việt Nam, di sản khảo cổ học (đã phát lộ và chưa phát lộ) đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như: sự bất cập của việc thực thi Luật Di sản văn hóa trong thực tế, sự thiếu đồng bộ và nhất quán về quản lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và bảo tồn, sức ép của quá trình đô thị hóa, tác động của nền kinh tế thị trường,... dẫn đến thực tế là nhiều di sản khảo cổ học bị xóa sổ trước khi kịp nghiên cứu, đánh giá giá trị, nhiều di sản khảo cổ học khác dù đã được Nhà nước xếp hạng nhưng chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí bị xâm phạm, dẫn đến chưa phát huy giá trị một cách hiệu quả. Do đó,...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2018)

  • Bài viết phân tích đánh giá về tài nguyên di sản; Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn,phát huy giá trị của tài nguyên di sản thông qua phát triển du lịch

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2014)

  • Bài viết giới thiệu nghề làm góm Thanh Hà. Thanh hà là làng gốm cổ truyền gần phố cổ Hội An, có lịch sử hình thành cách nay hơn 500 năm. Những người đầu tiên mang gngheej gốm đến Thanh Hà là dân di cử từ Thanh Hóa, Nghệ An. Sản phẩm gốm được tạo tác quan nhiều công đoạn, bao gồm hàng chục loại hình: vật liệu xây dựng, đồ trang trí, kiến trúc, đồ gia dụng, đồ thờ, công cụ, sản xuất,.. Ngày nay gốm Thanh Hà đang chuyển hướng phục vụ du lịch, đa dạng hóa loại hình sản phẩm. Những lớp thợ mới - thế hệ trẻ - sau này đã góp phần quan trọng làm phát triển nghề gốm Thanh Hà.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2020)

  • Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy hiệu quả giá trị của gần 200 công trình kiến trúc ở Ba Vì trong thời gian qua là một tín hiệu tốt cho công tác bảo tồn di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội hướng đến phát triển bền vững

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2021)

  • Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống bảo tàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính chuyên nghiệp, tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai. Do vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để hệ thống bảo tàng Việt Nam tồn tại và phát triển trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Ngô, Vương Anh (2020)

  • Phát triển Hà Nội vẫn cần bảo tồn được đặc thù độc đáo, hấp dẫn riêng. Xây dựng Hà Nội “Xanh - Văn hiến - Văn minh”, hài hòa với bề dày lịch sử - văn hóa truyền thống, với cảnh quan - kiến trúc đặc trưng là mục tiêu trong tầm nhìn phát triển Thủ đô đến năm 2030. Vai trò của nguồn lực văn hóa cần được đánh giá đúng vì phát huy mạnh mẽ trong quá trình phát triển của Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Ngô, Vương Anh; Nguyễn, Anh Thư (2023)

  • Trong lĩnh vực bảo tấn các di sản văn hóa, việc nhận thức về bản thân di sản và cả cách thức bảo vệ, cách thức phát huy những giá trị đi sản vẫn còn nhiều lệch lạc, sai sót, làm cho di sản không được bảo vệ đúng mức và đùng cách. Sự lệch lạc từ nhận thức có thể làm "biến mất" đi sản: đó là sự lỗi thời và sai trong lý thuyết đã cũ về "sự tiến hóa văn hóa" vẫn còn trong một số cán bộ văn hóa ở các cấp, các địa phương: là những sai lệch về việc "chạy đua" phong cấp cho di sản ở địa phương mình và cà việc tu sữa, trùng tu tùy tiện, là việc thương mại hóa, "sân khẩu hóa" lễ hội và "du lịch hóa" các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, là "sự cố tình lăng quên" những giá trị của văn hóa như một tài sản cho muôn đời và là một nguồn lực cho phát triển tương lai. Dựa trên những tư liệu nghi...