Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 13 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Huy (2010)

  • Bài thuyết trình với đầu đề “Di sản văn hóa và thiên nhiên Việt Nam - nguồn tri thức vô tận để học tập suốt đời” đã nhấn mạnh rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc sử dụng, tiếp cận di sản như một công cụ hữu hiệu trong việc học tập suốt đời. Những tiềm năng đó đã được sử dụng như thế nào hiện nay và cần định hướng khai thác nó như thế nào trong tương lai để phục vụ cho mục tiêu học tập suốt đời? Những cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng di sản cho việc học tập suốt đời ở Việt Nam. Đây là bài thuyết trình duy nhất bàn và chia sẻ việc sử dụng nguồn tri thức lớn của dân tộc và nhân loại – Di sản văn hóa- trong việc học tập suốt đời.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Nguyên (2010)

  • Di tích cách mạng – kháng chiến trên địa bàn Thủ đô hiện nay có số lượng tương đối lớn, nằm ở nhiều quận, huyện khác nhau. Cùng với các di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng – kháng chiến góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước đồng thời cũng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, tự do của cư dân Hà Nội. Ngày nay, việc phát huy giá trị của các di tích ấy có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Thủ đô của chúng ta đã bước vào tuổi 1000 năm.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2010)

  • Nếu lịch sử như dòng chảy thời gian vô tận, thì mỗi giai đoạn phát triển của xã hội loài người tựa như một lát cắt đi ngang qua dòng chảy thời gian ấy. Ngay từ buổi bình minh dựng nước, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng may mắn sáng tạo được chữ viết cho riêng mình. Khi chưa có chữ viết, con người không thể ghi chép và rất khó lưu giữ lại mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày. Các nhà sử học luôn phải ngược dòng thời gian, trở về quá khứ để kiếm tìm, chắp nối, hàn gắn từng mảnh vỡ của lịch sử. So với đồ đá và các di vật khảo cổ khác thì đồ gốm có nhiều ưu điểm hơn, khiến các nhà nghiên cứu lựa chọn đồ gốm làm cơ sở để phân chia các văn hóa và các giai đoạn phát triển trong các văn hóa đó. Căn cứ vào diễn biến đặc điểm loại hình, hoa văn trang trí, kỹ thuật c...

  • Thesis


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2010)

  • Khu phố cổ Hà Nội là khu phố duy nhất ở Đông Nam Á giữ được toàn bộ không gian từ xưa cho đến nay cả về mặt hình thức lẫn cuộc sống sinh hoạt buôn bán nhộn nhịp... Có lẽ sự trường tồn của khu phố này gắn liền với vị trí địa chính trị vốn có của nó.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2010)

  • Thăng Long – địa linh nhân kiệt, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, niềm vinh dự tự hào của mọi người dân đất Việt. Về tên gọi này, những bộ cổ sử của đất nước có những ghi chép khá thống nhất. Tuy nhiên, những bộ sử của đất nước đều được ghi chép sau sự kiện dời đô năm 1010 rất nhiều. Nội dung được ghi chép trong các bộ cổ sử và địa hình địa vật đã và đang tồn tại trong thực tế trên đất Thăng Long có đôi nét khác biệt. Bài viết này nhằm chứng minh và giải ảo những vấn đề khác biệt đó…