Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 20 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trương, Sỹ Tâm; Lê, Hồng Thanh (2020)

  • Khoảng hơn chục năm trở lại đây, du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu xuất hiện và dần phát triển ở Việt Nam, gắn với việc khai thác và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng. Được triển khai từ năm 2012, mô hình du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được định hướng phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu. Trên cơ sở các kết quả điền dã dân tộc học, bài viết phân tích thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing; áp dụng khung phân tích SWOT chỉ ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu cũng như một số vấn đề đặt ra đối với du lịch cộng đồng nơi đây

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Trong khoảng gần mười năm triển khai hoạt động du lịch đến nay, Cô Tô dần trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Việc phát triển loại hình du lịch homestay ở Cô Tô bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những khó khăn nhất định. Vấn đề đặt ra hiện nay là Cô Tô cần phải chú trọng đến việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn và dành sự ưu tiên đầu tư cho loại hình du lịch homestay nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững du lịch

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2020)

  • Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch không chỉ hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách về khám phá, thẩm nhận những giá trị văn hóa vật thể cũng như cảnh quan thiên nhiên, mà còn quan tâm đến tác động của du lịch đến cộng đồng và tài nguyên môi trường. Huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài viết này tập trung phân tích tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Hải từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây.

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Văn hóa du lịch là khoa học nghiên cứu để làm rõ “giá trị du lịch” của văn hóa và làm rõ “giá trị văn hóa” trong hoạt động du lịch. Như vậy, văn hóa du lịch là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch ở một quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa du lịch được hình thành từ thực tế hoạt động, các tài nguyên và nguồn lực về du lịch ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2020)

  • Hà Lan là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về thu hút khách du lịch quốc tế nhờ vị trí thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, các biểu tượng văn hóa độc đáo, cũng như các chính sách phát triển du lịch hợp lý. Hà Lan đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho nhiều điểm đến du lịch, trong đó có làng du lịch Zaanse Schans, nằm ở gần trung tâm thủ đô Amsterdam. Làng du lịch này hấp dẫn vì nó giống như một bảo tàng sống động về văn hóa nông thôn quốc gia, được thiết kế khéo léo, kết hợp với cách làm du lịch có định hướng của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Bài học về sự phát triển du lịch ở làng Zannse Schans cung cấp một số gợi mở cho sự phát triển các làng du lịch ở Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hiện nay như: vấn đề quy hoạch làng, sắp...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2020)

  • Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh trở thành ngoại ngữ quan trọng trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ đã trở thành một nguồn tài nguyên có thể được sản xuất, kiểm soát, phân phối và mang lại nhiều giá trị từ cả phía người học và người dạy. Về cơ bản, TEFL tourism là sự kết hợp giữa hai khái niệm “du lịch” và “giảng dạy tiếng Anh”, hình thức này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo viên dạy tiếng Anh trên toàn cầu. Bài viết bàn luận cách hiểu về du lịch TEFL, các đặc trưng cơ bản, một số nội dung chủ yếu và sự phát triển của du lịch TEFL trên toàn cầu, cũng như xu thế lựa chọn Việt Nam như một điểm đến.

  • Article


  • Authors: Lưu, Tuấn Anh (2020)

  • Hiện nay việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào chương trình đào tạo bậc đại học khối ngành Du lịch ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong 3 mức độ là cần thiết, bình thường và không cần thiết. Thực tế công việc ở ngành nghề du lịch cho thấy người làm trong ngành cần có sự am hiểu và khả năng ứng dụng kiến thức về một loại văn hóa nào đó để làm việc thuận lợi và hiệu quả hơn. Bài viết đánh giá cao việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa ở khối ngành Du lịch bậc đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích thực trạng chương trình đào tạo của các trường và đề xuất một số định hướng giảng dạy hiệu quả này.

  • Article


  • Authors: Lê, Hồng Lý (2020)

  • Lễ hội dân gian Việt Nam với số lượng lên đến 7.039 trong tổng số gần 8.000 lễ hội, lại trải rộng khắp các làng quê, vùng miền trên cả nước cho thấy đây là một tiềm năng vô cùng to lớn cho phát triển du lịch. Du lịch lễ hội là hình thức du lịch tổng hợp, đáp ứng được cùng lúc nhiều nhu cầu của con người. Ngoài việc đi hội như một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được của người Việt Nam, thì đi hội còn là một sự khám phá về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc sản văn hóa, ẩm thực,... của mỗi địa phương. Do vậy, du lịch lễ hội là một nguồn lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa đối với việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc biến di sản văn hóa thành một tài sản kinh tế phục v...

  • Article


  • Authors: Phùng, Quốc Hiếu; Đoàn, Văn Thắng (2020)

  • Thương hiệu du lịch di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong việc để di sản tham gia vào sự phát triển của đời sống đương đại, cũng như tạo nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa sẽ thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm du lịch, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi ích cho chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp và cả du khách. Do đó, cần tìm ra phương thức để nâng cao vai trò của các bên liên quan trong vấn đề phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa như một cách thức quản lý để mang lại nhiều lợi ích cho di sản

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Phương Anh (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực sớm được quan tâm đầu tư phát triển du lịch trong cả nước. Tài nguyên du lịch nhân văn với giá trị cốt lõi là “văn minh sông Hồng” là chất liệu chính cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Dựa vào lý thuyết địa văn hóa của các nhà khoa học đi trước, bài viết xác định đặc trưng văn hóa các tiểu vùng ở đồng bằng sông Hồng trong sự tồn tại của các di sản hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như một cách thức làm mới các sản phẩm du lịch hiện có và quảng bá rộng rãi hơn giá trị của văn minh sông Hồng đến thị trường du lịch hiện tại và tương lai.