Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 39 (Search time: 0.033 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Nguyễn,Văn Quỳnh Bôi (2017)

  • Dịch vụ hệ sinh thái là các cấu trúc và những tiến trình mà thông qua đó các hệ sinh thái hỗ trợ và đáp ứng đời sống con người trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên hoạt động chức năng của hệ. Các can thiệp vào hệ sinh thái gắn liền với mức “chi trả” của các dịch vụ hệ sinh thái khác. Do vậy, việc đánh giá điều kiện của các hệ sinh thái, khả năng cung ứng các dịch vụ, và mối tương quan của chúng với đời sống của con người đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments for Ecosystems Services-PES) hay còn gọi là chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Environment Services-PES) là một công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đ...

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Đức Hoàng; Bùi,Thị Vân Anh (2017)

  • Bài báo giới thiệu SDES(Smart Destination), một hệ thống hỗ trợ cho quá trình hoạt động du lịch thông qua tăng cường trải nghiệm của khách hàng. Cùng với các chức năng cơ bản của một app hỗ trợ du lịch như tìm kiếm thông tin địa điểm,dịch vụ và các sản phẩm,sản vật của địa danh,SDES còn được cài đặt các tính năng thông minh như hỗ trợ dịch nhiều ngôn ngữ khác nhau,trợ lý ảo chatbot và nhận dạng vật thể. Thông qua đó giúp du khách tương tác nhanh hơn, dễ dàng tìm hiểu và tra cứu thông tin hơn

  • Other


  • Authors: Phạm,Văn Chinh (2017)

  • Du lịch là ngành công nghiệp chiến lược của Việt Nam, đóng góp nhiều cho sự phát triển hạ tầng kỹ thuật và tăng thu ngân sách. Hải Tiến là khu du lịch mới với vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng, được định hướng phát triển bền vững gắn với các lợi thế cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của khu du lịch vẫn trên cơ sở kế hoạch cụ thể hằng năm mà chưa có một chiến lược kinh doanh lâu dài. Theo Michael Porter, cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh, chiến lược mô tả cách một doanh nghiệp theo đuổi lợi thế cạnh tranh trong thị trường một cách cụ thể hơn thông qua mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Cùng với đó thông qua phân tích SWOT, tác giả đưa ra những gợi ý cho sự phát triển của khu du lịch Hải Tiến đến năm 2030

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Lệ Hương; Trương,Tấn Quân (2017)

  • Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định những nhận thức (lý trí) và tình cảm của du khách về hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Từ 3 câu hỏi mở được đề xuất bởi Echtner và Ritchie, các tác giả thực hiện khảo sát với 252 du khách. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh điểm đến du lịch Huế nổi bật trong tâm trí du khách gồm: Di tích lịch sử, Phong cảnh, Con người và Ẩm thực cùng với các đặc trưng: Ca Huế / hò Huế/ dân ca Huế, Xích lô/ dạo phố trên xích lô, Làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống, Môi trường du lịch an toàn, Nhiều cây xanh, và sự cảm nhận về không gian yên bình, lãng mạn, thơ mộng... Tuy nhiên, những nhận thức này còn quá khiêm tốn so với nguồn lực du lịch mà điểm đến Huế đang sở hữu. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý để xây dựng hình điểm đến du lịch Hu...

  • Article


  • Authors: Trịnh, Lê Anh (2017)

  • Quản lý lễ hội truyền thống trong mối quan hệ với phát triển du lịch, trên cơ sở tiếp cận chúng như những sản phẩm du lịch là một vấn đề đang được các nhà quản lý văn hóa quan tâm. Một quan điểm quản lý lễ hội truyền thống hiện nay cho rằng khai thác, biến chúng trở thành sản phẩm du lịch là tất yếu và nên làm. Tuy nhiên, không phải lễ hội truyền thống nào cũng có thể trở thành sản phẩm du lịch. Nhu cầu phát triển ngành công nghiệp văn hóa với trường hợp lễ hội truyền thống và bài toán khai thác cho du lịch trên thực tiễn gặp phải những lúng túng trong việc đáp ứng do thiếu những cơ sở lý thuyết chắc chắn. Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra và khoảng trống trong nghiên cứu quản lý lễ hội truyền thống như là sản phẩm du lịch cần được bù đắp. Bài viết này làm rõ khoảng trống đó cùng n...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Thu Thảo (2017)

  • Du lịch đã đem lại đóng góp lớn cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những mặt tích cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta trong đó phát triển du lịch dân tộc thiểu số là một hướng đi mới trong những năm gần đây, với sự quan tâm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cũng như sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc hy vọng sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.