Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 51-60 of 150 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Thu Thảo (2017)

  • Du lịch đã đem lại đóng góp lớn cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những mặt tích cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta trong đó phát triển du lịch dân tộc thiểu số là một hướng đi mới trong những năm gần đây, với sự quan tâm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cũng như sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc hy vọng sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thúy Hạnh (2017)

  • Bài viết tập trung phân tích các kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển du lịch bền vững: phát triển thương hiệu điểm đến du lịch và quảng bá đặc sản địa phương; ứng dụng hiệu quả Internet marketing; nâng cao tính liên kết; phát huy vai trò của cộng đồng; lấy nhân tố văn hóa làm nền tảng trong phát triển du lịch. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, người viết đưa ra một số gợi ý đối với việc phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Quỳnh Trang (2016)

  • Ba Vì - cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội là một huyện có nhiều di tích lịch sử và danh thắng. Di tích ở Ba Vì không chỉ có số lượng nhiều, đa dạng về loại hình mà còn có giá trị văn hóa, thẩm mỹ cao như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, quần thể di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh (đền Thượng, đền Trung, đền Hạ), khu di tích lịch sử Đá Chông,… Bên cạnh đó, đây còn là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp với các loại hình phong phú như vườn quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai, thác Đa,…Tuy nhiên trên thực tế, nguồn tài nguyên đó chưa được khai thác hiệu quả. Chính vì vậy, nếu công tác quản lý nhà nước được tăng cường và ý thức cộng đồng được nâng cao, Ba Vì sẽ phát triển và trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch vốn có.

  • Article


  • Authors: Phạm, Hải Yến (2013)

  • Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi, an ninh chính trị ổn định là những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam và thu nhập từ du lịch còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn ở mức hạn chế và luôn ở thứ hạng thấp hơn so với các nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Trung Quốc. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá về năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Minh Thúy (2013)

  • Giao tiếp phi ngôn từ là một bộ phận quan trọng của giao tiếp nói chung. Nó được hiện thực hóa bằng các yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn. Trong hoạt động du lịch, không thể phủ nhận vai trò của giao tiếp phi ngôn từ. Bài viết đề cập đến một số biểu hiện của giao tiếp phi ngôn từ nhằm khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nó đối với hoạt động giao tiếp du lịch.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Minh Thúy (2013)

  • Giao tiếp phi ngôn từ là một bộ phận quan trọng của giao tiếp nói chung. Nó được hiện thực hóa bằng các yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn. Trong hoạt động du lịch, không thể phủ nhận vai trò của giao tiếp phi ngôn từ. Bài viết đề cập đến một số biểu hiện của giao tiếp phi ngôn từ nhằm khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nó đối với hoạt động giao tiếp du lịch.

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2013)

  • Trong quá khứ, việc bảo vệ môi trường đã được tiến hành ở các địa phương với những cách thức khác nhau. Làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu – Nghệ An) có một bản Hương ước ra đời ngày 20 tháng 8 năm Dương Hòa thứ 4 (1636). Trong bản Hương ước này, việc bảo vệ môi trường sống đã được cụ thể hóa bằng các điều luật gắn với làng xã buộc mọi người phải chấp hành. Thông qua bản Hương ước, chúng ta học được cách bảo vệ môi trường bằng những tiếp cận cụ thể, gắn với sản xuất và sinh hoạt làng xã. Những qui định chi tiết về việc chấp hành cũng như chịu xử phạt vi phạm đã khiến mọi người, đều phải nêu cao ý thức bảo vệ môi trường sống của mình và cộng đồng. Việc rút ra những bài học về bảo vệ môi trường từ trong quá khứ có ý nghĩa tích cực trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước hiện nay.