Tìm kiếm

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 41 đến 50 trong 283 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Other


  • Tác giả: Vương,Xuân Tình (2018)

  • Du lịch ẩm thực là khái niệm mới xuất hiện trên thế giới khoảng 20 năm nay, song được nhiều quốc gia đón nhận và phát triển thành loại hình du lịch hấp dẫn, chỉ sau du lịch văn hóa và cảnh quan. Để phát triển du lịch này, thế giới đã có những tổ chức liên quan và nhiều quốc gia xây dựng, triển khai các chiến lược, kế hoạch. Ở Việt Nam, du lịch ẩm thực mới được đề cập ở các bài viết và hội thảo, được một số công ty thực hiện, song chưa chú trọng ở tầm chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của đất nước. Để góp phần đẩy mạnh loại hình du lịch này trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số khuyến nghị về phương thức tổ chức, quản lý, nghiên cứu và truyền thông

  • Other


  • Tác giả: Trần,Hữu Sơn (2018)

  • Phát triển dân tộc du lịch cộng đòng ở vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng các dân tộc rất ít người nói riêng là một trong những giảipháp quan trọng vừa nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,vừa góp phần xây dựng nông thôn mới,tạo việc làm, xáo đói giảm nghèo,nâng cao đời sống cho người dân. Du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 1980, loại hình du lịch này mới chính thức phát triển mở rộng,từng bước đem lại lợi ích tích cực về kinh tế cho nhiều địa phương. Tuy nhiên muốn phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, đòi hỏi các địa phương phải xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, phù hợp từng vùng, có quy hoach và chọn lọc, hấp dẫn với từng đối tượng du khách. Nhân tố chính đóng góp cho sự thành công của loại hình du lịch này chính là c...

  • Other


  • Tác giả: Phạm,Quốc Quân (2018)

  • Lý Sơn là một huyện của tỉnh Quảng Ngãi,có nhiều lợi thế về di sản văn hóa và thiên nhiên để phát triển du lịch. Với tiềm năng đó, trong những năm gần đây du lịch Lý Sơn đã có được một vài khởi sắc, góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế-xã hội của địa phương,nhưng vẫn còn không ít khó khăn và thách thức. Hướng đến việc bảo vệ và phát huy các gái trị của di sản để phát triển du lịch bền vững tại Lý Sơn, bài viết đề xuất một vài giải pháp mang tính tổng thể để cùng nhau trao đổi

  • Other


  • Tác giả: Nguyễn,Thị Hoài Phúc (2018)

  • Thừa Thiên Huế với phong cảnh hữu tình, những bãi biển đẹp, đường bờ biển trải dài có điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển hoạt động du lịch biển. Khai thác ở khía cạnh văn hóa phi vật thể, tìm hiểu và gắn du lịch với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư nơi đây theo hướng bền vững sẽ mang đến những sắc thái riêng rất thú vị cho du khách. Các hoạt động này vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vừa góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

  • Other


  • Tác giả: Nguyễn,Thị Sơn; Nguyễn, Phú Thắng (2014)

  • Du lịch nông nghiệp là hình thức du lịch đang phổ biến ở các lãnh thổ có lợi thế về nông nghiệp. Việc phát triển du lịch nông nghiệp đem lại nhiều cơ hội cho phát triển nông nghiệp cũng như đa dạng hóa các loại hình du lịch và cải thiện đời sống dân sinh. Bài báo tập trung đánh gái tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang. Kết quả đánh giá cho thấy, An Giang có nhiều lợi thế về tự nhiên, nhân văn,nông nghiệp và chính sách đầu tư cho sự phát triển du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, còn một số hạn chế về lao động và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển loại hình này

  • Other


  • Tác giả: Nguyễn,Thị Bé Ba; Võ,Thị Hồng Nhung (2013)

  • Ngành du lịch của huyện Châu Thành đã có những đóng góp to lớn cho kinh tế tỉnh Bến Tre. Mặc dù là huyện có tiềm năng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng tình hình phát triển du lịch tại Châu Thành vẫn còn nhiều hạn chế,như: các loại hình du lịch còn mang tính đơn điệu, quy mô nhỏ; khai thác tài nguyên du lịch (TNDL) ở mức độ sơ khai; cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch chưa hoàn thiện; công tác quản lícòn nhiều bất cập. Do vậy, việc đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở huyện Châu Thành là cơ sở quan trọng cho việc định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững,nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao

  • Other


  • Tác giả: ThS.Lưu,Thanh Tâm (2015)

  • Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong 6 năm gần đây,nêu lên những hạn chế và lý giải nguyên nhân của khó khăn vướng mắc,trên cơ sở nghiên cứu quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh đến năm 202. Sau cùng, tác giả đề xuất mục tiêu và các giải pháp phát triển du lịch cụ thể cho tỉnh Bình Thuận

  • Other


  • Tác giả: Trương,Thị Thu Hà; Trần,Hữu Tuấn; Đoàn, Khánh Hưng (2019)

  • Lòng trung thành của du khách đối với điểm đến là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của một điểm đến du lịch. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở điều tra khảo sát ý kiến của 231 du khách trong nước và quốc tế đến Hội An. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa động cơ đẩy và kéo, sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố đẩy, nhân tố kéo, cùng với sự hài lòng có ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Ngoài ra, trong bối cảnh du lịch di sản, du khách có xu hướng trung thành với điểm đến với nhu cầu được tìm hiểu lịch sử, đến thăm những điểm tham quan di sản – văn hóa, gặp gỡ những con người mới và giao lưu với cộng đồng địa phương. T...

  • Other


  • Tác giả: Bùi,Thị Minh Nguyệt (2012)

  • Bài báo trình bày tóm tắt kết quả đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái,trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái tại vườn quốc gia. Nghiên cứu được thực hiện tại vườn quốc gia Ba Vì, các thông tin được thu thấp bao gồm: tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Vì,thực trạng kinh doanh du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Vì. Từ việc phân tích số liệu, nghiên cứu đã đưa ra 1 số các giải pháp nhằm phát triển bền vững các hoạt động du lịch sinh thái trên 3 khái cạnh bền vững của kinh tế, bền vững về môi trường và bền vững về xã hội