Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 283 (Search time: 0.025 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Vũ,Đình Chiến (2016)

  • Bình Định là tỉnh có nhiều lợi thếvềmặt tựnhiên đểphát triển các sản phẩm du lịch biển. Sự hình thành và phát triển sản phẩm du lịch biển Bình Định chịu tác động tổng hợp của nhiều loại tài nguyên tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch biển tỉnh Bình Định khá phong phú, đa dạng. Mặc dù có tiềm năng, nhưng trong thời gian qua du lịch biển Bình Định vẫn còn phát triển chậm, sản phẩm còn thiếu tính cạnh tranh, chưa xứng tầm với những tiềm năng to lớn mà địa phương đang sở hữu. Trên cơ sở phân tích những lợi thế, cơ hội và thách thức của nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển các sản phẩm du lịch biển, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên này nhằm phát triển sản phẩm du lịch bi...

  • Other


  • Authors: PGS.TS.Đoàn,Thị Mỹ Hạnh; ThS.Bùi,Thị Quỳnh Ngọc (2012)

  • Bước sang thế kỷ XXI, con người không chỉ quan tâm đến việc có thể tiêu dùng bao nhiêu sản phẩm và dịch vụ mà còn rất quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Xu hướng này chính là tiền đề cho loại hình du lịch xanh phát triển, mở ra cơ hội cho các nước kém phát triển vốn có nền kinh tế dựa vào ngành nông - lâm - ngư nghiệp có thể chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ. Liệu vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng này không? Bài viết giới thiệu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trên thế giới, xu hướng tăng trưởng nhu cầu du lịch trên thế giới và ở Việt Nam, phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và ngành du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, bài viết gợi ý thay vì chỉ sản xuất nông sản, vùng có thể kinh...

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Diễm Phương (2018)

  • Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, hoạt động du lịch không chỉ là hoạt động kinh tế mà còn là một hoạt động văn hóa. Bài viết giới thiệu một loại hình du lịch có đặc trưng phù hợp với điều kiện và tài nguyên du lịch của vùng Tây Nam Bộ. Du lịch nông thôn mang đến lợi ích về nhiều mặt, giúp nâng cao mức sống của cộng đồng cũng như góp phần phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống. Hiện nay sức hút của loại hình du lịch này ngày càng gia tăng. Qua đánh giá thực trạng chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất nông nghiệp trù phú nhất nước

  • Other


  • Authors: Trần,Thị Thủy (2019)

  • Đến nay, huyện Con Cuông được coi như một điểm sáng của du lịch Nghệ An với định hướng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa Thái. Tuy nhiên,do người Thái ở huyện Con Cuông mới chỉ bước đầu làm quen với loại hình du lịch này nên họ còn nhiều bỡ ngỡ, thực trạng nguồn lao động ở đây còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ tiên quyết để phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông. Bài viết chỉ ra những nội dung và những hình thức đào tạo có thể áp dụng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông

  • Other


  • Authors: Phạm,S (2018)

  • Từ những năm 80 của thế kỷ trước, du lịch canh nồn đã được hình thành và phát triển nhiều noie trên TG. Ở tỉnh Lâm Đồng, mô hình du lịch canh nông đã được phát triển trong mấy năm gần đây gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bước đầu mô hình này đã mang lại hiệu quả cho ngành du lịch và nông nghiệp,nhưng vẫn còn một số hạn chế và nhiều vấn đề đặt ra,cần được kịp thời giải quyết để tạo đột phá cho ngành du lịch Lâm Đồng trong thời gian tới

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Minh Nghĩa; Nguyễn,Thị Thúy Vân (2019)

  • Điểm đến du lịch thông minh là một khái niệm mới trong bối cảnh phát triển ngày càng tăng của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) và có thể được xem là một trong các giải pháp có tính chiến lược giúp các điểm đến đạt được tính bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh. Lựa chọn hai điểm đến Helsinki và Lyon là các mô hình điểm đến du lịch thông minh nổi tiếng hiện nay, bài báo này sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình để phân tích và đề xuất các yếu tố cơ bản của một điểm đến du lịch thông minh. Kết quả phân tích các trường hợp nghiên cứu điển hình cho thấy mô hình quản lý điểm đến du lịch thông minh bao gồm ba cấp độ: chiến lược, chiến thuật và hoạt động, trong đó CNTT&TT trao quyền nâng cao các trải nghiệm du lịch và xoá bỏ ranh giới giữa các giai đoạ...

  • Other


  • Authors: Phạm,Thị Phượng; Ngô,Thúy Lân (2020)

  • Du lịch sinh thái là du lịch đển những khu vưc tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa được khảm phả trong những khu vực này. Bài viết này tóm tắt kểt quả, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái.Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái tại khu du lịch Sinh thái Tràm Chim. Nghiên cứu được thực hiện tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Từ việc phân tích số liệu, nghiên cứu đã đưa ra một số các giải pháp nhằm phát triển bền vững các hoạt động du lịch sinh thái trên 3 khía cạnh bền vững về quản lý tài nguyên, bền vững về môi trường và bền vững về quản lý,tổ chức hoạt động du lịch.

  • Other


  • Authors: Lê,Thanh Tùng; Lê,Tuấn Anh (2015)

  • Bài viết sử dụng khung lý thuyết phân tích SWOT thực hiện phân tích tổng quan về thực trạng, bài viết cũng đi sâu phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của ngành du lịch khi VN gia nhập AEC. Trên cơ sở các phân tích chuyên sâu, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển du lịch nhằm phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn nữa ngành du lịch trong bối cảnh VN đang trong tiến trình gia nhập AEC thời gian tới.

  • Other


  • Authors: Phạm,Xuân Hậu (2011)

  • Biển Đông có diện tích 3 537 000 km2 (theo bách khoa toàn thư Địa lý Xô Viết), là biển lớn thứ 4 trong 61 biển quan trọng trên thế giới. Vùng biển Đông của Việt Nam có tiềm năng lớn về kinh tế, có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng đối với quốc gia. Bờ biển kéo dài 3260 km, lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 24 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, Việt Nam đang sở hữu nguồn tài nguyên lớn về sinh vật và không sinh vật, tài nguyên đặc biệt, nhưng hiệu quả khai thác chưa cao. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế biển - đảo và bờ biển cần được quan tâm đặc biệt. Bởi nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn ý nghĩa bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia