Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 283 (Search time: 0.037 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Hồ, Trần Vũ (2011)

  • Bài viết trình bày quan điểm, phương pháp nghiên cứu bản chất của hoạt động du lịch thông qua hướng tiếp cận “văn hóa sinh thái”. Cách tiếp cận này phân tích bản chất mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội nhằm định hướng hoạt động du lịch của con người phát triển lâu bề

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Đình Toàn (2018)

  • Chủ đề về kinh tế chia sẻ và du lịch thông minh là những khái niệm còn mới, việc nghiên cứu của tác giả chỉ hạn chế thông qua phương pháp tổng hợp tài liệu thứ cấp từ các nguồn sách tham khảo, bài viết tại các trang mạng cùng với kiến thức chuyên môn du lịch của tác giả với tình hình phát triển du lịch của Việt Nam hiện nay.

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Đức Hoàng; Bùi,Thị Vân Anh (2017)

  • Bài báo giới thiệu SDES(Smart Destination), một hệ thống hỗ trợ cho quá trình hoạt động du lịch thông qua tăng cường trải nghiệm của khách hàng. Cùng với các chức năng cơ bản của một app hỗ trợ du lịch như tìm kiếm thông tin địa điểm,dịch vụ và các sản phẩm,sản vật của địa danh,SDES còn được cài đặt các tính năng thông minh như hỗ trợ dịch nhiều ngôn ngữ khác nhau,trợ lý ảo chatbot và nhận dạng vật thể. Thông qua đó giúp du khách tương tác nhanh hơn, dễ dàng tìm hiểu và tra cứu thông tin hơn

  • Other


  • Authors: Nguyễn, Thanh Sang (2014)

  • Mục đích của nghiên cứu là nhằm đánh giá thực trạng cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu. Qua phân tích thực trạng và đánh giá tiềm năng tuyến du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở kết lý thuyết và đúc kết thực tế, đề tài đã xác lập cơ sở khoa học cho việc điều tra và đánh giá một cách đồng bộ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, và đã tìm ra các tuyến điểm du lịch có khả năng thu hút khách. Trên cơ sở đó, để các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, quy hoạch đầu tư và phát triển thành những tuyến du lịch sinh thái bền vững. Điều này rất quan trọng cho du lịch sinh thái phát triển một cách bền vững và lâu dài,là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch tỉnh Bạc Liêu

  • Other


  • Authors: Ngô, An; Phan, Thanh Âu; Nguyễn, Thị Diễm Tuyết (2018)

  • Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sân chimVàm Hồ, tỉnh Bến Tre có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển du lịch sinh thái (DLST) do tính đa dạng sinh học (ĐDSH), có nhiều loài chim hoang dã với số lượng cá thể lớn tập trung về đây cư trú, làm tổ và sinh sản. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch tại đây vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có do chưa có chiến lược phát triển phù hợp. Trên cơ sở các tư liệu liên quan đã công bố, phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thực tế của nhóm tác giả, bài viết tập trung đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái và đề xuất Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên sân chim Vàm Hồ tỉnh Bến Tre đến năm 2022

  • Other


  • Authors: Nguyễn, Trọng Nhân; Lê, Thông (2011)

  • Mặc dù du lịch sinh thái mới thật sự phát triển từ những năn cuối thế kỉ XX nhưng đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của toàn xã hội vì tính ưu việt của nó so với các loại hình du lịch khác về trách nhiệm đối với con người, thiên nhiên và môi trường. Vườn quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là một trong số các Vườn quốc gia ở Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái vì nó được xem là “ một phần thu nhỏ” của hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười cổ xưa. Du lịch sinh thái được khai thác ở Vườn qyoocs gia Tràm Chim từ năm 1999. Bài viết đã khái quát các tiềm năng, hiện trạng, điểm mạnh cũng như điểm yếu , trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Tràm Chim t...

  • Other


  • Authors: Phạm, Trung Lương (2015)

  • du lịch gắn với thiên nhiên mà DLST còn tạo cơ hội để du khách trải nghiệm, tìm hiểu về thiên nhiên, đặc biệt về các giá trị sinh thái và đa dạng sinh học và văn hóa bản địa ở những nơi du khách đến du lịch, qua đó làm tăng thêm nhận thức và trách nhiệm của du khách đối với việc bảo tồn và phát triển tự nhiên và cộng đồng địa phương

  • Other


  • Authors: Đinh,Xuân Lập (2015)

  • Bài viết trình bày những giá trí văn hóa làng chài cũng như vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên vịnh Hạ Long. Nơi đây lưu giữ những giá trị về địa chất –địa mạo và đa dạng sinh học cao. Phát triển du lịch ở khu vực này đã được Quảng Ninh quan tâm, đầu tư từ nhiều năm nay, chỉ tính riêng trong năm 2012 lượng khách thăm quan khu vực này đã vượt qua con số 7 triệu lượt khách. Tuy nhiên, bên cạnh những con số và danh hiệu đáng tự hào là những áp lực môi trường với nhiều thách thức về sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên. Ở đây, đến nay về cơ bản vẫn là du lịch đại chúng (mass tourism) - loại hình du lịch không đề cao bảo tồn và có thể xâm hại nhanh chóng các tài nguyên, môi trường nhạy cảm. Trên con đường thực hiện chiến lược “Kinh tế xanh...

  • Other


  • Authors: Châu,Quốc Tuấn; Nguyễn,Thị Minh Hiền (2014)

  • Du lịch Vịnh Bái Tử Long chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Vân Đồn nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung và là ngành kinh tế chủ đạo trong việc xây dựng mô hình đặc khu Kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn trong thời gian tới. Một khảo sát đã được thực hiện với 641 khách du lịch, 100 người dân và 25 cán bộ văn hóa, cán bộ địa phương để nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch và đánh giá tính bền vững của sự phát triển này. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy du lịch Vịnh đang phát triển khá thuận lợi ,đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên,hiện nay du lịch biển đảo của Vịnh đang phải đối mặt với những nguy cơ phát triển thiếu tính bền vững vấn đề về nguy cơ ...

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Tú Trinh; Nguyễn,Hồng Đào; Khưu, Ngọc Huyền (2018)

  • Đề tài được thực hiện nhằm phân tích nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần Thơ. Dữ liệu trong đề tài được thu nhập bằng cách khảo sát 200 người dân ở thành phố Cần Thơ nhằm tìm hiểu nhu cầu du lịch trải nghiệm của họ. Đề tài sử dụng 2 phương pháp chính là thống kê mô tả và phân tích bảnh chéo. Kết quả nghiên cứu cho thấy du lịch trải nghiệm là loại hình du lịch khá mới mẻvà đang là xu hướng của giới trẻhiện nay. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các hoạt động mà khách hàng mong muốn được trải nghiệm trong một tour du lịch. Dựa trên kết quảphân tích, nghiên cứu đềxuất một sốkhuyến nghịphù hợp cho các công ty lữhành để đáp ứng nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần Thơ tốt hơn trong thời gian tới