Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-16 of 16 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2020)

  • Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh trở thành ngoại ngữ quan trọng trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ đã trở thành một nguồn tài nguyên có thể được sản xuất, kiểm soát, phân phối và mang lại nhiều giá trị từ cả phía người học và người dạy. Về cơ bản, TEFL tourism là sự kết hợp giữa hai khái niệm “du lịch” và “giảng dạy tiếng Anh”, hình thức này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo viên dạy tiếng Anh trên toàn cầu. Bài viết bàn luận cách hiểu về du lịch TEFL, các đặc trưng cơ bản, một số nội dung chủ yếu và sự phát triển của du lịch TEFL trên toàn cầu, cũng như xu thế lựa chọn Việt Nam như một điểm đến.

  • Article


  • Authors: Lưu, Tuấn Anh (2020)

  • Hiện nay việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào chương trình đào tạo bậc đại học khối ngành Du lịch ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong 3 mức độ là cần thiết, bình thường và không cần thiết. Thực tế công việc ở ngành nghề du lịch cho thấy người làm trong ngành cần có sự am hiểu và khả năng ứng dụng kiến thức về một loại văn hóa nào đó để làm việc thuận lợi và hiệu quả hơn. Bài viết đánh giá cao việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa ở khối ngành Du lịch bậc đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích thực trạng chương trình đào tạo của các trường và đề xuất một số định hướng giảng dạy hiệu quả này.

  • Article


  • Authors: Lê, Hồng Lý (2020)

  • Lễ hội dân gian Việt Nam với số lượng lên đến 7.039 trong tổng số gần 8.000 lễ hội, lại trải rộng khắp các làng quê, vùng miền trên cả nước cho thấy đây là một tiềm năng vô cùng to lớn cho phát triển du lịch. Du lịch lễ hội là hình thức du lịch tổng hợp, đáp ứng được cùng lúc nhiều nhu cầu của con người. Ngoài việc đi hội như một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được của người Việt Nam, thì đi hội còn là một sự khám phá về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc sản văn hóa, ẩm thực,... của mỗi địa phương. Do vậy, du lịch lễ hội là một nguồn lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa đối với việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc biến di sản văn hóa thành một tài sản kinh tế phục v...

  • Article


  • Authors: Phùng, Quốc Hiếu; Đoàn, Văn Thắng (2020)

  • Thương hiệu du lịch di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong việc để di sản tham gia vào sự phát triển của đời sống đương đại, cũng như tạo nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa sẽ thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm du lịch, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi ích cho chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp và cả du khách. Do đó, cần tìm ra phương thức để nâng cao vai trò của các bên liên quan trong vấn đề phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa như một cách thức quản lý để mang lại nhiều lợi ích cho di sản

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Phương Anh (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực sớm được quan tâm đầu tư phát triển du lịch trong cả nước. Tài nguyên du lịch nhân văn với giá trị cốt lõi là “văn minh sông Hồng” là chất liệu chính cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Dựa vào lý thuyết địa văn hóa của các nhà khoa học đi trước, bài viết xác định đặc trưng văn hóa các tiểu vùng ở đồng bằng sông Hồng trong sự tồn tại của các di sản hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như một cách thức làm mới các sản phẩm du lịch hiện có và quảng bá rộng rãi hơn giá trị của văn minh sông Hồng đến thị trường du lịch hiện tại và tương lai.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2020)

  • MICE là loại hình du lịch hiện đại và là động lực quan trọng của sự phát triển nền kinh tế toàn cầu vì nó có thể tạo thêm thu nhập cho các quốc gia và thành phố nơi tổ chức các hoạt động của MICE. Với lợi thế là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, tài nguyên du lịch đa dạng, ẩm thực phong phú, chính trị ổn định,... Hà Nội hội tụ đủ các điều kiện để kinh doanh và khai thác loại hình du lịch MICE. Tuy nhiên, lượng khách MICE đến với Hà Nội còn hạn chế, thu nhập từ đối tượng khách này cũng chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu thực địa, bài viết phân tích, làm rõ tiềm năng và thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại Hà Nội hiện nay, từ đó đưa ra một số gợi ý có tính chất tham vấn trong việc phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng này.