Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-18 of 18 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2013)

  • Trong quá khứ, việc bảo vệ môi trường đã được tiến hành ở các địa phương với những cách thức khác nhau. Làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu – Nghệ An) có một bản Hương ước ra đời ngày 20 tháng 8 năm Dương Hòa thứ 4 (1636). Trong bản Hương ước này, việc bảo vệ môi trường sống đã được cụ thể hóa bằng các điều luật gắn với làng xã buộc mọi người phải chấp hành. Thông qua bản Hương ước, chúng ta học được cách bảo vệ môi trường bằng những tiếp cận cụ thể, gắn với sản xuất và sinh hoạt làng xã. Những qui định chi tiết về việc chấp hành cũng như chịu xử phạt vi phạm đã khiến mọi người, đều phải nêu cao ý thức bảo vệ môi trường sống của mình và cộng đồng. Việc rút ra những bài học về bảo vệ môi trường từ trong quá khứ có ý nghĩa tích cực trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Kim Thìn (2013)

  • Ngày nay, cụm từ “Văn hóa doanh nghiệp” đang được xã hội rất quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang sử dụng văn hóa như công cụ và mục tiêu trong phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành du lịch. Một trong những thành phần có vai trò quan trọng bậc nhất, chiếm vị trí trung tâm, đặc trưng cho kinh doanh du lịch đó là kinh doanh lữ hành. Có hai doanh nghiệp lữ hành cùng kinh doanh chương trình du lịch tới cùng một điểm đến trong cùng một thời gian thì thì dịch vụ của hai doanh nghiệp đó sẽ được cung cấp là gần như ngang nhau. Vì thế lúc này thì thành phần giúp họ để hơn được đối thủ cạnh tranh chính là đội ngũ hướng dẫn viên, dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi.... những yếu tố đó tạo nên chất lượng phục vụ của doanh nghiệp, được hình...

  • Article


  • Authors: Phạm, Hải Yến (2013)

  • Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi, an ninh chính trị ổn định là những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam và thu nhập từ du lịch còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn ở mức hạn chế và luôn ở thứ hạng thấp hơn so với các nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Trung Quốc. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá về năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

  • Other


  • Authors: Trần,Thị Minh Hòa (2013)

  • Bài báo sẽ nêu lên bản chất của mối quan hệ giữa các bên liên quan trong hoạt động du lịch; phân tích thực trạng của các mối quan hệ này tại Việt Nam; đưa ra một số bài học kinh nghiệm quốc tế trong việc tạo ra các mối quan hệ tốt giữa các bên liên quan trong hoạt động du lịch và đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện các mối quan hệ đó nhằm phát triển bền vững hoạt động du lịch tại Việt Nam

  • Article


  • Authors: Trần, Dũng Hải (2013)

  • Bạn đã gửi Hôm nay lúc 09:55 Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, lịch sử - văn hóa là một tiền tố của di sản văn hóa thể và được phân loại thành 3 cấp: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích cấp đặc biệt quốc gia, trong đó có những di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như di tích Cố đô Huế, di tích Hoàng thành Thăng Long, di tích thánh địa Mỹ Sơn ... Tại hầu hết các di tích này đều từng bước trùng tu, tôn tạo và có Ban quản lý di tích cùng với đội ngũ cán bộ chuyên môn để làm nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, trong

  • Article


  • Authors: Trần, Dũng Hải (2013)

  • Chất lượng tour du lịch còn phụ thuộc vào chất lượng của hướng dẫn viên du lịch. Nếu hướng dẫn viên du lịch không hoàn thành trách nhiệm giao nhận tour cho khách, ví dụ cắt bớt lịch trình, thuyết minh hời hợt, sai lệch giá trị của điểm tham quan du lịch, có thái độ ứng xử thiếu văn hóa với khách sẽ trực tiếp làm giảm chất lượng của tour du lịch mà khách đã mua.

  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2013)

  • Cuộc chạy đua thương hiệu vào tầm chú ý của khách hàng thay trên những kênh truyền thông cũ ngày càng trở nên khó khăn. Công nghệ thay đổi, khách hàng thay đổi, thị trường thay đổi là sức ép của các nhà cung cấp giải pháp marketing. Nhu cầu tìm kiếm những cách thức mới, phương pháp mới trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngành du lịch cũng không nằm ngoài xu thế đó. Bài viết này giới thiệu về các xu hướng truyền thông marketing mới nhất(như: truyền thông xã hội, tiếp thị cộng đồng, marketing tin đồn, marketing truyền miệng, chiến dịch marketing tích hợp...) được coi là giải pháp tất yếu trong thời khủng hoảng mà các doanh nghiệp, các cán bộ marketing cần cập nhật và áp dụng hiệu quả.