Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 16 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2019)

  • Phát triển du lịch cộng đồng đang được coi là một xu hướng giúp các địa phương có nguồn lực tài nguyên phong phú cải thiện điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội. Sự phát triển này sẽ đi ngược lại quan điểm phát triển bền vững nếu địa phương không có biện pháp quản lý phù hợp. Bài viết đề xuất mô hình quản lý tham dự nhằm xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc vận hành các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tây Giang - một huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam, nơi có tiềm năng du lịch to lớn từ nguồn tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu. Tại đây, chính quyền và người dân địa phương đang từng bước xây dựng kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Quỳnh Trang (2016)

  • Ba Vì - cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội là một huyện có nhiều di tích lịch sử và danh thắng. Di tích ở Ba Vì không chỉ có số lượng nhiều, đa dạng về loại hình mà còn có giá trị văn hóa, thẩm mỹ cao như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, quần thể di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh (đền Thượng, đền Trung, đền Hạ), khu di tích lịch sử Đá Chông,… Bên cạnh đó, đây còn là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp với các loại hình phong phú như vườn quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai, thác Đa,…Tuy nhiên trên thực tế, nguồn tài nguyên đó chưa được khai thác hiệu quả. Chính vì vậy, nếu công tác quản lý nhà nước được tăng cường và ý thức cộng đồng được nâng cao, Ba Vì sẽ phát triển và trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch vốn có.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2020)

  • Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch không chỉ hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách về khám phá, thẩm nhận những giá trị văn hóa vật thể cũng như cảnh quan thiên nhiên, mà còn quan tâm đến tác động của du lịch đến cộng đồng và tài nguyên môi trường. Huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài viết này tập trung phân tích tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Hải từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây.

  • Other


  • Authors: Lê,Thanh Tùng; Lê,Tuấn Anh (2015)

  • Bài viết sử dụng khung lý thuyết phân tích SWOT thực hiện phân tích tổng quan về thực trạng, bài viết cũng đi sâu phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của ngành du lịch khi VN gia nhập AEC. Trên cơ sở các phân tích chuyên sâu, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển du lịch nhằm phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn nữa ngành du lịch trong bối cảnh VN đang trong tiến trình gia nhập AEC thời gian tới.

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Hoài Phúc (2018)

  • Thừa Thiên Huế với phong cảnh hữu tình, những bãi biển đẹp, đường bờ biển trải dài có điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển hoạt động du lịch biển. Khai thác ở khía cạnh văn hóa phi vật thể, tìm hiểu và gắn du lịch với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư nơi đây theo hướng bền vững sẽ mang đến những sắc thái riêng rất thú vị cho du khách. Các hoạt động này vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vừa góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Trong khoảng gần mười năm triển khai hoạt động du lịch đến nay, Cô Tô dần trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Việc phát triển loại hình du lịch homestay ở Cô Tô bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những khó khăn nhất định. Vấn đề đặt ra hiện nay là Cô Tô cần phải chú trọng đến việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn và dành sự ưu tiên đầu tư cho loại hình du lịch homestay nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững du lịch

  • Article


  • Authors: Trương, Sỹ Tâm; Lê, Hồng Thanh (2020)

  • Khoảng hơn chục năm trở lại đây, du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu xuất hiện và dần phát triển ở Việt Nam, gắn với việc khai thác và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng. Được triển khai từ năm 2012, mô hình du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được định hướng phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu. Trên cơ sở các kết quả điền dã dân tộc học, bài viết phân tích thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing; áp dụng khung phân tích SWOT chỉ ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu cũng như một số vấn đề đặt ra đối với du lịch cộng đồng nơi đây

  • Other


  • Authors: Trần,Xuân Biên; Nguyễn,Xuân Thành; Đỗ,Nguyên Hải (2015)

  • Với những lợi thế lớn và điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội, thành phố Uông Bí đã và đang phát triển một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù của địa phương như vỉa chín sớm Phương Nam ,thanh long ruột đỏ,mai vàng Yên Tử,.. Bên cạnh đó,Uông Bí còn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tận dụng được những lợi thế sẵn có,tp đã bước đầu xây dựng mô hình gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch nhằm hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Qua nghiên cứu đã cho thấy được mối quan hệ cộng sinh giữa phát triển du lịch với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại thành phố Uông Bí

  • Other


  • Authors: Lê,Kinh Nam (2019)

  • Nhìn vào ưu thể về phát triến du lịch của thành phố Vũng Tàu, có thế thấy doanh thu du lịch hàng năm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là chưa tương xứng vói tiềm năng. Để du lịch Vũng Tàu hội nhập phát tríến bền vững trong cách mạng công nghiệp 4.0, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể: một là, tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; hai là,cân xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng cao,nhất là du lịch núi biến; ba là đẩy mạnh liên kết và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; bốn là xây dựng môi trường du lịch vãn minh, thân thiện và an toàn; năm là liên kết các loại hình du lịch và các cụm du lịch trong tỉnh; sáu là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khá...