Search

Refine By:

Search Results

Results 171-180 of 283 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Lệ Hương; Trương,Tấn Quân (2017)

  • Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định những nhận thức (lý trí) và tình cảm của du khách về hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Từ 3 câu hỏi mở được đề xuất bởi Echtner và Ritchie, các tác giả thực hiện khảo sát với 252 du khách. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh điểm đến du lịch Huế nổi bật trong tâm trí du khách gồm: Di tích lịch sử, Phong cảnh, Con người và Ẩm thực cùng với các đặc trưng: Ca Huế / hò Huế/ dân ca Huế, Xích lô/ dạo phố trên xích lô, Làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống, Môi trường du lịch an toàn, Nhiều cây xanh, và sự cảm nhận về không gian yên bình, lãng mạn, thơ mộng... Tuy nhiên, những nhận thức này còn quá khiêm tốn so với nguồn lực du lịch mà điểm đến Huế đang sở hữu. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý để xây dựng hình điểm đến du lịch Hu...

  • Other


  • Authors: Trần,Xuân Biên; Nguyễn,Xuân Thành; Đỗ,Nguyên Hải (2015)

  • Với những lợi thế lớn và điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội, thành phố Uông Bí đã và đang phát triển một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù của địa phương như vỉa chín sớm Phương Nam ,thanh long ruột đỏ,mai vàng Yên Tử,.. Bên cạnh đó,Uông Bí còn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tận dụng được những lợi thế sẵn có,tp đã bước đầu xây dựng mô hình gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch nhằm hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Qua nghiên cứu đã cho thấy được mối quan hệ cộng sinh giữa phát triển du lịch với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại thành phố Uông Bí

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Quốc Nghi; Nguyễn,Thị Bảo Châu; Trần,Ngọc Lành (2012)

  • Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 135 hộ gia đình (80 hộ đã tham gia và 55 hộ chưa tham gia tổ chức du lịch cộng đồng) tại hai xã Mỹ Hòa Hưng (huyện Chợ Mới) và xã Châu Giang (Thị xã Tân Châu) tỉnh An Giang. Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic, nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân là trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội và nghề truyền thống. Trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân.

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Bé Ba; Võ,Thị Hồng Nhung (2013)

  • Ngành du lịch của huyện Châu Thành đã có những đóng góp to lớn cho kinh tế tỉnh Bến Tre. Mặc dù là huyện có tiềm năng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng tình hình phát triển du lịch tại Châu Thành vẫn còn nhiều hạn chế,như: các loại hình du lịch còn mang tính đơn điệu, quy mô nhỏ; khai thác tài nguyên du lịch (TNDL) ở mức độ sơ khai; cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch chưa hoàn thiện; công tác quản lícòn nhiều bất cập. Do vậy, việc đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở huyện Châu Thành là cơ sở quan trọng cho việc định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững,nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao

  • Other


  • Authors: Lê,Kinh Nam (2019)

  • Nhìn vào ưu thể về phát triến du lịch của thành phố Vũng Tàu, có thế thấy doanh thu du lịch hàng năm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là chưa tương xứng vói tiềm năng. Để du lịch Vũng Tàu hội nhập phát tríến bền vững trong cách mạng công nghiệp 4.0, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể: một là, tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; hai là,cân xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng cao,nhất là du lịch núi biến; ba là đẩy mạnh liên kết và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; bốn là xây dựng môi trường du lịch vãn minh, thân thiện và an toàn; năm là liên kết các loại hình du lịch và các cụm du lịch trong tỉnh; sáu là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khá...

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2017)

  • Hiện nay, ngành du lịch đang phát triển, góp phần vào tình hình kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ngàng du lịch còn nhiều bất cập, đặc biệt là nguồn nhân lực, do đó việc đào tạo đối tượng này là vấn đề cấp thiết hiện nay. Từ thực tiễn cũng như nội dung tinh thần của Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính Trị đẫ ban hành về đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay, tác giả lựa chọn bài viết :" Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực hiện tại của nước ta hiện nay (Qua trường hợp nghiên cứu tại khu sinh thái Đảo Cò, xã Chi Lăng, tỉnh Hải Dương)" với các nội dung như : Giới thiệu về khu du lịch tại khu sinh thái này. Từ đó nêu các vấn đề về nhu cầu nguồn nhân lực và đề xuất các khuyến nghị về việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại khu sinh thái này.