Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 171-180 of 212 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2016)

  • Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và đáp ứng các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách. Hà Nội từ lâu là một điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, vì vậy, việc xây dựng các sản phẩm đặc thù, tạo thương hiệu nổi bật cho Hà Nội là những yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển của thành phố. Bài viết đưa ra những vấn đề trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho điểm đến trong bối cảnh hội nhập.

  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2015)

  • Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang kinh tế Đông, Tây nối Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam qua đường 9, Thừa Thiên Huế là một trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước. Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Năm 2003, nhã nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu đại diện của nhân loại. Điều đó đã giúp Thừa Thiên Huế cần quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu cho điểm đến, nhằm tác động vào tâm lý du khách trong quá trình cạnh tranh toàn cầu.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2020)

  • Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh trở thành ngoại ngữ quan trọng trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ đã trở thành một nguồn tài nguyên có thể được sản xuất, kiểm soát, phân phối và mang lại nhiều giá trị từ cả phía người học và người dạy. Về cơ bản, TEFL tourism là sự kết hợp giữa hai khái niệm “du lịch” và “giảng dạy tiếng Anh”, hình thức này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo viên dạy tiếng Anh trên toàn cầu. Bài viết bàn luận cách hiểu về du lịch TEFL, các đặc trưng cơ bản, một số nội dung chủ yếu và sự phát triển của du lịch TEFL trên toàn cầu, cũng như xu thế lựa chọn Việt Nam như một điểm đến.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2020)

  • Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch không chỉ hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách về khám phá, thẩm nhận những giá trị văn hóa vật thể cũng như cảnh quan thiên nhiên, mà còn quan tâm đến tác động của du lịch đến cộng đồng và tài nguyên môi trường. Huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài viết này tập trung phân tích tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Hải từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Trong khoảng gần mười năm triển khai hoạt động du lịch đến nay, Cô Tô dần trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Việc phát triển loại hình du lịch homestay ở Cô Tô bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những khó khăn nhất định. Vấn đề đặt ra hiện nay là Cô Tô cần phải chú trọng đến việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn và dành sự ưu tiên đầu tư cho loại hình du lịch homestay nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững du lịch.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2019)

  • Hướng dẫn viên du lịch là một nhân tố rất quan trọng trong ngành kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng. Hướng dẫn viên du lịch chính là người đại diện cho hình ảnh của một quốc qua, một đại sứ không chính thức của đất nước, người trao các dịch vụ du lịch trong chuyến tour đến du khách. Trong những năm gần đây, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch ở nước ta không ngừng tăng lên và có đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên những hạn chế về chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải đổi mới công tác đào tạo. Trên cơ sở các tiêu chí về hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao, soi chiếu vào thực trạng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp đào tạo hướng dẫn viên...

  • Article


  • Authors: Trương, Sỹ Tâm; Lê, Hồng Thanh (2020)

  • Khoảng hơn chục năm trở lại đây, du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu xuất hiện và dần phát triển ở Việt Nam, gắn với việc khai thác và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng. Được triển khai từ năm 2012, mô hình du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được định hướng phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu. Trên cơ sở các kết quả điền dã dân tộc học, bài viết phân tích thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing; áp dụng khung phân tích SWOT chỉ ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu cũng như một số vấn đề đặt ra đối với du lịch cộng đồng nơi đây

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Trong khoảng gần mười năm triển khai hoạt động du lịch đến nay, Cô Tô dần trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Việc phát triển loại hình du lịch homestay ở Cô Tô bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những khó khăn nhất định. Vấn đề đặt ra hiện nay là Cô Tô cần phải chú trọng đến việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn và dành sự ưu tiên đầu tư cho loại hình du lịch homestay nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững du lịch

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2020)

  • Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch không chỉ hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách về khám phá, thẩm nhận những giá trị văn hóa vật thể cũng như cảnh quan thiên nhiên, mà còn quan tâm đến tác động của du lịch đến cộng đồng và tài nguyên môi trường. Huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài viết này tập trung phân tích tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Hải từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây.

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Văn hóa du lịch là khoa học nghiên cứu để làm rõ “giá trị du lịch” của văn hóa và làm rõ “giá trị văn hóa” trong hoạt động du lịch. Như vậy, văn hóa du lịch là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch ở một quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa du lịch được hình thành từ thực tế hoạt động, các tài nguyên và nguồn lực về du lịch ở Việt Nam.