Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 61-70 of 128 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Đinh,Công Thành; Phạm,Lê Hồng Nhung; Trương,Quốc Dũng (2011)

  • Bài nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch Sóc Trăng. Thang đo Likert 5 cấp độ(từ 1 – Rất không hài lòng đến 5 – Rất hài lòng) được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng của du khách về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch Sóc Trăng. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xác định mức độ hài lòng của du khách, ngoài ra phương pháp Willingness to Pay cũng được sử dụng để đo lường mức thoả mãn của du khách về chi phí bỏ ra khi đi du lịch tại tỉnh Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Sóc Trăng và mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với Sóc Trăng, từ những cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của du khách khi đi du lịch tại Sóc Trăng nhằm phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng mộ...

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Văn Thanh; Nguyễn Quang Vũ (2016)

  • Trong khuôn khổ bài viết, tác giả bước đầu tìm hiểu các lý luận về du lịch tâm linh,phân tích các thế mạnh về tiềm năng và tình hình phát triển du lịch tâm linh tại địa phương.Qua đó, đề xuất một số định hướng trong việc phát triển du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang,góp phần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương

  • Other


  • Authors: Trần,Thị Minh Hòa (2013)

  • Bài báo sẽ nêu lên bản chất của mối quan hệ giữa các bên liên quan trong hoạt động du lịch; phân tích thực trạng của các mối quan hệ này tại Việt Nam; đưa ra một số bài học kinh nghiệm quốc tế trong việc tạo ra các mối quan hệ tốt giữa các bên liên quan trong hoạt động du lịch và đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện các mối quan hệ đó nhằm phát triển bền vững hoạt động du lịch tại Việt Nam

  • Other


  • Authors: Đào,Duy Huân (2015)

  • Nghiên cứu sử dụng lý thuyết về 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch TP. Cần Thơ và lấy du lịch Tiền Giang, Bến Tre, An giang làm đối thủ phân tích để rút ra những lợi thế - bất lợi thế và các kết luận về những bất lợi thế về sản phẩm, dịch vụ chưa tốt, cơ sở hạ tầng chưa hiện đại, nguồn nhân lực chưa đáp ứng.. của du lịch Cần Thơ. Trên cơ sở kết quả đó, đề xuất 6 giải pháp tương ứng với các yếu tố trên để nâng cao năng lực cạnh tranh.

  • Other


  • Authors: Hồ, Trần Vũ (2011)

  • Bài viết trình bày quan điểm, phương pháp nghiên cứu bản chất của hoạt động du lịch thông qua hướng tiếp cận “văn hóa sinh thái”. Cách tiếp cận này phân tích bản chất mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội nhằm định hướng hoạt động du lịch của con người phát triển lâu bề

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Đức Hoàng; Bùi,Thị Vân Anh (2017)

  • Bài báo giới thiệu SDES(Smart Destination), một hệ thống hỗ trợ cho quá trình hoạt động du lịch thông qua tăng cường trải nghiệm của khách hàng. Cùng với các chức năng cơ bản của một app hỗ trợ du lịch như tìm kiếm thông tin địa điểm,dịch vụ và các sản phẩm,sản vật của địa danh,SDES còn được cài đặt các tính năng thông minh như hỗ trợ dịch nhiều ngôn ngữ khác nhau,trợ lý ảo chatbot và nhận dạng vật thể. Thông qua đó giúp du khách tương tác nhanh hơn, dễ dàng tìm hiểu và tra cứu thông tin hơn

  • Other


  • Authors: Lê,Thanh Tùng; Lê,Tuấn Anh (2015)

  • Bài viết sử dụng khung lý thuyết phân tích SWOT thực hiện phân tích tổng quan về thực trạng, bài viết cũng đi sâu phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của ngành du lịch khi VN gia nhập AEC. Trên cơ sở các phân tích chuyên sâu, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển du lịch nhằm phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn nữa ngành du lịch trong bối cảnh VN đang trong tiến trình gia nhập AEC thời gian tới.

  • Other


  • Authors: Phạm,Xuân Hậu (2011)

  • Biển Đông có diện tích 3 537 000 km2 (theo bách khoa toàn thư Địa lý Xô Viết), là biển lớn thứ 4 trong 61 biển quan trọng trên thế giới. Vùng biển Đông của Việt Nam có tiềm năng lớn về kinh tế, có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng đối với quốc gia. Bờ biển kéo dài 3260 km, lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 24 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, Việt Nam đang sở hữu nguồn tài nguyên lớn về sinh vật và không sinh vật, tài nguyên đặc biệt, nhưng hiệu quả khai thác chưa cao. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế biển - đảo và bờ biển cần được quan tâm đặc biệt. Bởi nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn ý nghĩa bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia

  • Other


  • Authors: Phạm,Xuân Hậu; Nguyễn,Ngọc Sỹ (2015)

  • Bài trình bày việc đánh giá các điểm tài nguyên du lịch của tỉnh Vĩnh Long, theo phương pháp thang điểm tổng hợp,để xác định mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên. Từ đó xây dựng định hướng và kế hoạch chiến lược phát triển các điểm du lịch, phù hợp với điều kiện cụ thể theo mức độ đánh giá,nhằm khai thác tối đa tài nguyên,tạo được sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương,đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế thời kỳ hội nhập