Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 51-60 of 128 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Vũ,Đình Chiến (2016)

  • Bình Định là tỉnh có nhiều lợi thếvềmặt tựnhiên đểphát triển các sản phẩm du lịch biển. Sự hình thành và phát triển sản phẩm du lịch biển Bình Định chịu tác động tổng hợp của nhiều loại tài nguyên tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch biển tỉnh Bình Định khá phong phú, đa dạng. Mặc dù có tiềm năng, nhưng trong thời gian qua du lịch biển Bình Định vẫn còn phát triển chậm, sản phẩm còn thiếu tính cạnh tranh, chưa xứng tầm với những tiềm năng to lớn mà địa phương đang sở hữu. Trên cơ sở phân tích những lợi thế, cơ hội và thách thức của nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển các sản phẩm du lịch biển, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên này nhằm phát triển sản phẩm du lịch bi...

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Diễm Phương (2018)

  • Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, hoạt động du lịch không chỉ là hoạt động kinh tế mà còn là một hoạt động văn hóa. Bài viết giới thiệu một loại hình du lịch có đặc trưng phù hợp với điều kiện và tài nguyên du lịch của vùng Tây Nam Bộ. Du lịch nông thôn mang đến lợi ích về nhiều mặt, giúp nâng cao mức sống của cộng đồng cũng như góp phần phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống. Hiện nay sức hút của loại hình du lịch này ngày càng gia tăng. Qua đánh giá thực trạng chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất nông nghiệp trù phú nhất nước

  • Other


  • Authors: Trần,Thị Thủy (2019)

  • Đến nay, huyện Con Cuông được coi như một điểm sáng của du lịch Nghệ An với định hướng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa Thái. Tuy nhiên,do người Thái ở huyện Con Cuông mới chỉ bước đầu làm quen với loại hình du lịch này nên họ còn nhiều bỡ ngỡ, thực trạng nguồn lao động ở đây còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ tiên quyết để phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông. Bài viết chỉ ra những nội dung và những hình thức đào tạo có thể áp dụng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông

  • Other


  • Authors: Phạm,S (2018)

  • Từ những năm 80 của thế kỷ trước, du lịch canh nồn đã được hình thành và phát triển nhiều noie trên TG. Ở tỉnh Lâm Đồng, mô hình du lịch canh nông đã được phát triển trong mấy năm gần đây gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bước đầu mô hình này đã mang lại hiệu quả cho ngành du lịch và nông nghiệp,nhưng vẫn còn một số hạn chế và nhiều vấn đề đặt ra,cần được kịp thời giải quyết để tạo đột phá cho ngành du lịch Lâm Đồng trong thời gian tới

  • Other


  • Authors: Phạm, Thị Phương Loan (2014)

  • Hệ thống hoá những vấn đề lí luận về du lịch sinh thái, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng như các khái niệm, nguyên tắc, điều kiện phát triển …Trình bày thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, năng lực và sự sẵn sàng của các cộng đồng sống trong vùng đệm và trong Vườn Quốc gia Xuân Sơn như các cộng đồng làng Du, làng Lập và làng Côi.Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng bền vững trong khu vực nghiên cứu

  • Other


  • Authors: Ngô, Thanh Loan (2016)

  • Du lịch sinh thái góp phần quan trọng trong việc bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; đồng thời đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn cho những nơi có các khu bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên, để tổ chức du lịch sinh thái tại một khu vực, nơi đó cần đạt các yêu cầu căn bản về tài nguyên, nhân lực và đối tượng khách du lịch đặc thù. Trên cơ sở nhận định Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là nguồn tài nguyên quý cho du lịch sinh thái, bài viết trình bày kết quả khảo sát về hai yêu cầu còn lại là nhân lực và khách du lịch, nhằm xác định xem du lịch sinh thái tại Cần Giờ đã thực sự đi đúng hướng. Kết quả cho thấy vẫn còn nhiều bất cập cần được giải ...

  • Other


  • Authors: Trịnh,Phi Hoành (2013)

  • Bài báo trình bày phương pháp đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp. Dựa vào thang điểm đánh giá tổng hợp, xác định được các điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên cao như Vườn quốc gia Tràm Chim, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, cảnh quan sông Tiền…Trên cơ sở đó, đề xuất các định hướng khai thác và sử dụng tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững

  • Other


  • Authors: Đỗ,Hiền Hòa; Phan,Thanh Huyền (2019)

  • Du lịch thông minh là du lịch được phát triển trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông nhằm ứng dụng công nghệ phục vụ nhu cầu khách du lịch. Nhiều thành phố trên thế giới đã ứng dụng công nghệ phục vụ khách du lịch,từ việc đặt các dịch vụ tại khách sạn,nhà hàng, cấp visa, mua vé máy bay,tìm đường,lựa chọn điểm đến. Du lịch thông minh hiện đang là xu hướng phổ biến trên toàn cầu và được đại đa số khách hàng ưa chuộng Bằng phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, bài viết này,tác giả trình bày nagwns gọn về tình hình phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam hiện nay.,giới thiệu một số ứng dụng du lịch thông minh và đưa ra một vài giải pháp để phát triển du lịch thông minh ở Việt nam

  • Other


  • Authors: Phạm, Trung Lương (2015)

  • du lịch gắn với thiên nhiên mà DLST còn tạo cơ hội để du khách trải nghiệm, tìm hiểu về thiên nhiên, đặc biệt về các giá trị sinh thái và đa dạng sinh học và văn hóa bản địa ở những nơi du khách đến du lịch, qua đó làm tăng thêm nhận thức và trách nhiệm của du khách đối với việc bảo tồn và phát triển tự nhiên và cộng đồng địa phương

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Tấn Bình; Võ,Thị Thu Hồng; Lưu,Đức Thịnh (2014)

  • Phát triển du lịch nhanh và bền vững có vị trí then chốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Vì vậy, việc phân tích những thành tựu,những tồn tại của ngành trong thời gian qua; xác định mục tiêu, phương hướng, cơ hội thách thức nhằm đề ra giải pháp phù hợp với lợi thế và năng lực cạnh tranh của ngành là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. các giải pháp phát triển du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu bền vững về kinh tế,văn hóa,xã hội,tài nguyên môi trường được đề xuất nhằm giúp du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai