Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 151-160 of 196 (Search time: 0.02 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Nguyễn,Văn Quỳnh Bôi (2017)

  • Dịch vụ hệ sinh thái là các cấu trúc và những tiến trình mà thông qua đó các hệ sinh thái hỗ trợ và đáp ứng đời sống con người trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên hoạt động chức năng của hệ. Các can thiệp vào hệ sinh thái gắn liền với mức “chi trả” của các dịch vụ hệ sinh thái khác. Do vậy, việc đánh giá điều kiện của các hệ sinh thái, khả năng cung ứng các dịch vụ, và mối tương quan của chúng với đời sống của con người đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments for Ecosystems Services-PES) hay còn gọi là chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Environment Services-PES) là một công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đ...

  • Other


  • Authors: Lê, Quốc Tuấn; Nguyễn, Thị Hà Vy; Bùi, Xuân An (2013)

  • Trong xã hội phát triển, nhu cầu được nghỉ ngơi, được giải trí của người dân trong một môi trường trong lành là một điều cần thiết. Vì thế, du lịch sinh thái đã ra đời nhằm tạo ra một không gian thiên nhiên với những cảnh quan và sinh vật hài hoà để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân sau những ngày làm việc mệt nhọc. Du lịch sinh thái còn là một mô hình phát triển bền vững theo phương thức khai thác nguồn tài nguyên có sẵn để phục vụ đời sống của người dân địa phương qua nhiều thế hệ nhưng không làm tổn thương đến môi trường. Rừng tràm Trà sư là một vùng rừng trồng đặc dụng với đầy đủ hệ sinh vật và cảnh quan phong phú, tạo nên một vùng tiểu khí hậu ôn hoà và bầu không khí trong lành. Đây là một địa điểm thuận lợi đểphát triển du lịch sinh thái. Rừng Tràm Trà sư còn là nơi kết...

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Đình Toàn (2018)

  • Chủ đề về kinh tế chia sẻ và du lịch thông minh là những khái niệm còn mới, việc nghiên cứu của tác giả chỉ hạn chế thông qua phương pháp tổng hợp tài liệu thứ cấp từ các nguồn sách tham khảo, bài viết tại các trang mạng cùng với kiến thức chuyên môn du lịch của tác giả với tình hình phát triển du lịch của Việt Nam hiện nay.

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Lệ Hương; Trương,Tấn Quân (2017)

  • Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định những nhận thức (lý trí) và tình cảm của du khách về hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Từ 3 câu hỏi mở được đề xuất bởi Echtner và Ritchie, các tác giả thực hiện khảo sát với 252 du khách. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh điểm đến du lịch Huế nổi bật trong tâm trí du khách gồm: Di tích lịch sử, Phong cảnh, Con người và Ẩm thực cùng với các đặc trưng: Ca Huế / hò Huế/ dân ca Huế, Xích lô/ dạo phố trên xích lô, Làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống, Môi trường du lịch an toàn, Nhiều cây xanh, và sự cảm nhận về không gian yên bình, lãng mạn, thơ mộng... Tuy nhiên, những nhận thức này còn quá khiêm tốn so với nguồn lực du lịch mà điểm đến Huế đang sở hữu. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý để xây dựng hình điểm đến du lịch Hu...

  • Other


  • Authors: Trần,Xuân Biên; Nguyễn,Xuân Thành; Đỗ,Nguyên Hải (2015)

  • Với những lợi thế lớn và điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội, thành phố Uông Bí đã và đang phát triển một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù của địa phương như vỉa chín sớm Phương Nam ,thanh long ruột đỏ,mai vàng Yên Tử,.. Bên cạnh đó,Uông Bí còn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tận dụng được những lợi thế sẵn có,tp đã bước đầu xây dựng mô hình gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch nhằm hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Qua nghiên cứu đã cho thấy được mối quan hệ cộng sinh giữa phát triển du lịch với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại thành phố Uông Bí

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Quốc Nghi; Nguyễn,Thị Bảo Châu; Trần,Ngọc Lành (2012)

  • Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 135 hộ gia đình (80 hộ đã tham gia và 55 hộ chưa tham gia tổ chức du lịch cộng đồng) tại hai xã Mỹ Hòa Hưng (huyện Chợ Mới) và xã Châu Giang (Thị xã Tân Châu) tỉnh An Giang. Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic, nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân là trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội và nghề truyền thống. Trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân.