Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 41-50 of 120 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Loan Anh (2017)

  • Hệ thống an sinh xã hôị Việt Nam đã từng bước phát triển , có nhiều thành tựu bảo vệ , khác phục rủi do cho người lao động và nhóm hộ gia đình dựa vào các hình thức an sinh truyền thống đang thay đổi theo hướng giảm mạnh

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2017)

  • Với người Mông, Các thiết chế gia đình, dòng họ, làng bản đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa. Vì vậy, muốn tạo dựng được đời sống văn hóa cơ sở vùng đồng bào Mông sinh sống, chính quyền địa phương cần nghiên cứu , phát huy những yếu tố tích cực trong cơ chế vận hành của accs thiết chế xã hội truyền thống, đồng thời hạn chế những yếu tố lạc hậu, không phù hợp. Việc xác định tiêu chí gia đình văn hóa, bản văn hóa dựa theo nguyên tắc trên là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cho cộng đồng người Mông mà Đảng và nhà nước đề rá

  • Other


  • Authors: Nguyễn, Thanh Sang (2014)

  • Mục đích của nghiên cứu là nhằm đánh giá thực trạng cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu. Qua phân tích thực trạng và đánh giá tiềm năng tuyến du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở kết lý thuyết và đúc kết thực tế, đề tài đã xác lập cơ sở khoa học cho việc điều tra và đánh giá một cách đồng bộ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, và đã tìm ra các tuyến điểm du lịch có khả năng thu hút khách. Trên cơ sở đó, để các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, quy hoạch đầu tư và phát triển thành những tuyến du lịch sinh thái bền vững. Điều này rất quan trọng cho du lịch sinh thái phát triển một cách bền vững và lâu dài,là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch tỉnh Bạc Liêu

  • Other


  • Authors: Ngô, An; Phan, Thanh Âu; Nguyễn, Thị Diễm Tuyết (2018)

  • Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sân chimVàm Hồ, tỉnh Bến Tre có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển du lịch sinh thái (DLST) do tính đa dạng sinh học (ĐDSH), có nhiều loài chim hoang dã với số lượng cá thể lớn tập trung về đây cư trú, làm tổ và sinh sản. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch tại đây vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có do chưa có chiến lược phát triển phù hợp. Trên cơ sở các tư liệu liên quan đã công bố, phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thực tế của nhóm tác giả, bài viết tập trung đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái và đề xuất Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn thiên nhiên sân chim Vàm Hồ tỉnh Bến Tre đến năm 2022

  • Other


  • Authors: Nguyễn, Trọng Nhân; Lê, Thông (2011)

  • Mặc dù du lịch sinh thái mới thật sự phát triển từ những năn cuối thế kỉ XX nhưng đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của toàn xã hội vì tính ưu việt của nó so với các loại hình du lịch khác về trách nhiệm đối với con người, thiên nhiên và môi trường. Vườn quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là một trong số các Vườn quốc gia ở Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái vì nó được xem là “ một phần thu nhỏ” của hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười cổ xưa. Du lịch sinh thái được khai thác ở Vườn qyoocs gia Tràm Chim từ năm 1999. Bài viết đã khái quát các tiềm năng, hiện trạng, điểm mạnh cũng như điểm yếu , trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Tràm Chim t...

  • Article


  • Authors: Ninh,Thị Thương (2019)

  • Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đi được chặng đường 25 năm, đây là dấu mốc ý nghĩa đối với giảng viên và sinh viên Khoa Du lịch, đồng thời cũng là thời điểm quan trọng để Trường và Khoa thực hiện việc đánh giá về hoạt động đào tạo để có thể nâng cao chất lượng đào tạo trong một bối cảnh mới. Bài viết đề cập khái quát về bối cảnh chung, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đào tạo nhân lực ngành Du lịch tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, góp phần xác lập định hướng chiến lược cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội

  • Article


  • Authors: Đoàn,Văn Thắng (2018)

  • Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế, cung cấp việc làm và đóng góp vào ngân sách quốc gia, địa phương. Ở một số nơi có điểm du lịch, một bộ phận dân cư của cộng đồng địa phương đã dựa vào sự phát triển du lịch để thay đổi các chiến lược mưu sinh. Quá trình thích ứng với sinh kế mới đưa đến nhiều thay đổi tại cộng đồng trên các phương diện thu nhập, diện mạo vật chất, lối sống và các thực hành văn hóa. Cộng đồng được gì và mất gì trong quá trình thay đổi sinh kế, đưa đến những thay đổi về mặt văn hóa là vấn đề cần được quan tâm

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2018)

  • Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam liên tục có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc tìm ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo sự khác biệt vẫn là một bài toán khó đối với các địa phương và ngành du lịch. Cuối năm 2017, đầu năm 2018, tại Hà Nội và Đà Nẵng, lần đầu tiên xuất hiện 02 chương trình biểu diễn sân khấu thực cảnh: “Tinh hoa Bắc Bộ” và “Ký ức Hội An” với nỗ lực, tâm huyết của các nhà tổ chức và chính quyền địa phương nhằm mang đến những sản phẩm du lịch mới và tạo dấu ấn với du khách. Mô hình này đã và đang tạo nên những tranh luận trái chiều. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, sân khấu thực cảnh đã góp phần tạo một nét chấm phá mới cho bức tranh toàn cảnh các sản phẩm du lịch Việt Nam

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương; Bùi, Văn Hài (2019)

  • Theo giáo sử, Công giáo được truyền bá vào Việt Nam từ năm 1533 tại Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ, Nam Định. Kể từ đó, hạt giống Phúc Âm được gieo mầm, sinh sôi trên đất nước Việt Nam. Quá trình truyền giáo tại Việt Nam cũng đầy khó khăn và thử thách. Vượt qua được sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, tư tưởng là một quá trình hội nhập văn hóa sâu rộng của văn hóa Công giáo với văn hóa Việt Nam. Văn hóa Công giáo làm phong phú cho văn hóa dân tộc và văn hóa dân tộc cũng tiếp nhận văn hóa Công giáo, tạo ra sự đa dạng văn hóa. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích sự hội nhập văn hóa của Công giáo tại mảnh đất mà Công giáo gieo mầm đầu tiên trên đất nước Việt Nam để thấy được sự hội nhập văn hóa Công giáo phong phú và đa dạng tại nơi đây.