Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 12 (Search time: 0.011 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Phương Liên (2021)

  • Để có khả năng thích ứng với sự biến đổi của xã hội số, xã hội thông tin, các trường Đại học ở nước ta hiện nay đang có sự thay đổi vượt bậc về phương pháp tiếp cận, phương pháp đào tạo và hình thức đào tạo, chương trình đào tạo cũng như cơ cấu tổ chức,.... Sự tác động của công nghệ và truyền thông tới giáo dục đại học đặt ra những thách thức về mô hình giảng dạy (chuyển từ mô hình đào tạo truyền thống sang các mô hình đào tạo trực tuyến), đồng thời làm thay đổi cơ bản vai trò của người dạy, người học đặc biệt làm nâng cao vai trò của yếu tố tự giáo dục của mỗi cá nhân người học. Khi yếu tố tự giáo dục của người học trong các trường đại học được đặc biệt chú trọng và mang tính quyết định trực tiếp, người học cần thay đổi để có thể thành thục cách thức tiếp cận tri thức và phương phá...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thành Tâm; Nguyễn, Thị Ngà (2021)

  • Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bồi dưỡng, chăm sóc để các em khỏe mạnh cả về thể chất và trí lực, tâm hồn là mối quan tâm của toàn xã hội. Chính phủ cùng các bộ, ngành và các tổ chức liên quan đã triển khai nhiều chính sách, chương trình, hoạt động chăm lo cho thiếu nhi cả về thể chất và tinh thần. Phát triển văn hoá đọc cho thiếu nhi là một hoạt động như thế.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngọc Mai (2021)

  • Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên số đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có văn hóa đọc của mọi tầng lớp. Trên cơ sở phân tích tác động của công nghệ đối với việc đọc, bài viết bàn luận những quan niệm mới về văn hóa đọc và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy văn hóa đọc trong thời đại Kỹ thuật số.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2021)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng số, đặc biệt là việc sử dụng Internet. Nội dung của cuộc cách mạng là sự phát triển hệ thống liên kết thế giới thực và ảo trên cơ sở vạn vật kết nối internet (Internet of Things – IoT) và các hệ thống kết nối internet (Internet of System – IoS). Cuộc cách mạng này đã và đang tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và văn hóa đọc cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Bài viết góp phần làm rõ thêm khái niệm văn hóa đọc, giới thiệu khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động của nó tới văn hóa đọc.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thúy Hiền (2021)

  • Văn hóa đọc là một trong những hoạt động văn hóa của con người nhằm tiếp nhận thông tin và tri thức về các lĩnh vực trong đời sống của xã hội loài người. Phát triển văn hóa đọc giúp mỗi các nhân con người nâng cao hiểu biết, cập nhật kiến thức để phục vụ cho học tập, nghiên cứu, công tác và cuộc sống.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Phương Liên (2019)

  • Kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đem lại nhiều thách thức không chỉ cho mỗi ngành, lĩnh vực mà còn ảnh hưởng to lớn tới xã hội trong đó có văn hóa đọc. Để xây dựng một xã hội đọc và cao hơn là xã hội học tập, mỗi cá nhân cần tự xây dựng văn hóa đọc trên cơ sở trau dồi thói quen đọc, kỹ năng và sở thích đọc. Bài viết đề cập tới yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới văn hóa đọc của mỗi cá nhân và cộng đồng đặc biệt nhấn mạnh vào những yếu tố mới xuất hiện trong kỷ nguyên số. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị đối với hệ thống thư viện nhằm kích thích, bồi dưỡng và phát triển văn hóa đọc cho người dân.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2017)

  • Đọc sách là hoạt động cốt lõi để bồi đắp tri thức, nhân cách của con người. Trong môi trường đại học, đọc sách góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực nói chung, chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng. Từ góc nhìn khoa học, đọc sách không chỉ để lấy thông tin, sự hiểu biết chung cho mỗi cá nhân mà quan trọng hơn, còn nhằm học tập ở các thế hệ đi trước hệ thống phương pháp khoa học để phát triển học thuật, chuyên môn. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân về kỹ năng đọc sách, tài liệu trong môi trường đại học, trong đó tập trung nhấn mạnh kỹ năng đọc để phát triển tư duy phương pháp luận, đóng góp một góc nhìn mới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thế Dũng (2017)

  • Văn hóa đọc là một phạm trù vừa trừu tượng vừa đa nghĩa. Tuy nhiên, việc nhận diện văn hóa đọc của một cá nhân hoặc của một cộng đồng hiện nay còn nhiều quan niệm khác nhau, mỗi quan niệm có một cách tiếp cận riêng. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra 9 thành tố (mục đích đọc, nội dung đọc, thị hiếu đọc, trình độ đọc, tính tích cực đọc, phương pháp đọc, kỹ năng đọc, thói quen đọc và thái độ đọc) để nhận diện văn hóa đọc, đó cũng là những tiêu chí để đánh giá, uốn nắn, điều chỉnh việc đọc của cá nhân và cộng đồng.