Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-9 of 9 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên (2013)

  • Trong những năm gần đây hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện phát triển một cách mạnh mẽ ở Việt Nam. Thực tế này thể hiện trên nhiều phương diện. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, sự phát triển này đã bộc lộ những vấn đề bất cập đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp khắc phục. Chỉ như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững cho hoạt động đào tạo của ngành và nguồn nhân lực thông tin thư viện được đào tạo mới đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Cẩm Bình (2013)

  • Giấu tin là phương pháp nhúng hoặc làm ẩn thông tin trong một đối tượng thông tin khác. Đây là phương pháp đang được ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả thiết thực trong các ngành như: công nghiệp phần mềm, âm nhạc, phim ảnh, sách báo... Bài viết sau đây chủ yếu tập trung vào vấn đề ứng dụng giấu tin trong cơ sở dữ liệu đa phương tiện, nhằm mục đích bảo vệ sản phẩm văn hóa dạng kỹ thuật số như: bảo vệ bản quyền tác giả, phát hiện xuyên tạc thông tin, chống sao chép và bảo mật thông tin trên mạng internet nói riêng cũng như khi truyền thông tin nói chung.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên (2013)

  • Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới và hội nhập quốc tế, trong gần ba thập niên trở lại đây, các thư viện Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Cơ chế mở cửa, giao lưu trao đổi với tất cả các quốc gia trên thế giới đã cởi trói cho các thư viện và tạo ra những bước phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên các thư viện Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết này phân tích về những thách thức đối với các thư viện Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2017)

  • Đọc sách là hoạt động cốt lõi để bồi đắp tri thức, nhân cách của con người. Trong môi trường đại học, đọc sách góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực nói chung, chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng. Từ góc nhìn khoa học, đọc sách không chỉ để lấy thông tin, sự hiểu biết chung cho mỗi cá nhân mà quan trọng hơn, còn nhằm học tập ở các thế hệ đi trước hệ thống phương pháp khoa học để phát triển học thuật, chuyên môn. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân về kỹ năng đọc sách, tài liệu trong môi trường đại học, trong đó tập trung nhấn mạnh kỹ năng đọc để phát triển tư duy phương pháp luận, đóng góp một góc nhìn mới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thế Dũng (2017)

  • Văn hóa đọc là một phạm trù vừa trừu tượng vừa đa nghĩa. Tuy nhiên, việc nhận diện văn hóa đọc của một cá nhân hoặc của một cộng đồng hiện nay còn nhiều quan niệm khác nhau, mỗi quan niệm có một cách tiếp cận riêng. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra 9 thành tố (mục đích đọc, nội dung đọc, thị hiếu đọc, trình độ đọc, tính tích cực đọc, phương pháp đọc, kỹ năng đọc, thói quen đọc và thái độ đọc) để nhận diện văn hóa đọc, đó cũng là những tiêu chí để đánh giá, uốn nắn, điều chỉnh việc đọc của cá nhân và cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hữu Nghĩa (2020)

  • Hiện nay, để xây dựng và phát triển thư viện theo hướng hiện đại hóa, một số trường đại học tại Việt Nam đã có những đầu tư nhất định về công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ thư viện. Tuy nhiên, việc triển khai và tổ chức các không gian đọc, học tập, kết hợp giữa những hoạt động hỗ trợ học tập còn chưa được chú trọng. Bài viết tập trung phân tích việc đổi mới không gian học tập chung tại các thư viện đại học; kết nối các không gian trong thư viện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thu hút người dùng tin tới sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và tự đào tạo tại các thư viện đại học.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên (2020)

  • Trong bối cảnh thực hiện sứ mệnh quản trị tri thức số, các thư viện cần thiết phải kết nối liên thông nhằm tạo ra hệ thống liên kết chia sẻ thông tin qua môi trường mạng. Tuy nhiên, thực trạng kết nối liên thông giữa các thư viện Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là về cơ chế kết nối và về vấn đề kỹ thuật, đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục.

  • Article


  • Authors: Đoàn, Phan Tân (2017)

  • Bài viết đề cập tới lý do ra đời thư viện điện tử, thành phần cơ bản và cơ sở công nghệ của thư viện điện tử và những lợi ích mà thư viện điện tử đem lại.Bài viết cũng trình bày các đặc trưng cấu trúc của thư viện điện tử và những vấn đề đặt ra khi xây dựng thư viện điện tử.Đồng thời đề cập tới những yêu cầu đối với phần mềm và khó khăn khi xây dựng thông tin số hóa

  • previous
  • 1
  • next