Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 311 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trương, Sỹ Tâm (2020)

  • Tây Nguyên có trên 30% dân số là người dân tộc thiểu số, kịnh tế Tây nguyên nhìn chung chậm so với khu vực khác . cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp , thậm chí một số nơi vẫn còn hình thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu gắn với tập quán canh tác cổ truyền của nhân dân thuộc nhóm dân tộc thiểu số .. Đứng trên khía cạnh du lịch , Tây nguyên hoàn toàn có đầy đủ khả năng để áp dụng mô hình du lịch cộng đồng một cách rộng rãi

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2022)

  • Khi tiếp cận một tác phẩm thuộc thể loại Emagazine, độc giả thường có cảm giác đang đọc báo phiên bản điện thoại trên máy tính, hoặc đang thưởng thức một trang tạp chí được thiết kế sang trọng, cầu kì. Đời sống báo chí đang có những biến động, “báo chí chậm” (slow journalism) đang trở thành xu hướng mà công chúng báo chí hướng đến. Vì vậy, các bài viết thuộc thể loại Emagazine đã cung cấp cho độc giả những nội dung đầy đủ, sâu sắc về bất cứ lĩnh vực nào. Bài viết này phân tích đặc trưng của thể loại Emagazine, một loại hình được xem là “vũ khí” quan trọng nhất trong cuộc chiến thu hút độc giả của báo mạng điện tử đối với các loại hình báo chí khác và với mạng xã hội hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2022)

  • Đời sống văn hóa là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên diện mạo của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển và hoàn thiện con người, hướng con người tới những giá trị tốt đẹp. Trong bức tranh văn hóa của các dân tộc Việt Nam, văn hóa dân tộc Chăm, đặc biệt là người Chăm ở Ninh Thuận, là một mảng màu đặc biệt, ẩn chứa những giá trị, biểu tượng, các lớp văn hóa và là tấm gương phản chiếu trung thực lối sống và đặc điểm tộc người.

  • Article


  • Authors: Đặng, Mai Anh (2022)

  • Nghệ thuật sơn mài Việt Nam vô cùng phong phú và mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng chứa đựng nét văn hóa Á Đông đa dạng và huyền bí. Trải qua những chặng đường lịch sử, nghề sơn qua trang trí kiến trúc, đồ thờ và tượng ở đình, chùa Việt không chỉ cho thấy sự thăng hoa của một nghề truyền thống, mà còn thể hiện tính nghệ thuật cổ mang đậm chất Phật giáo, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển nền nghệ thuật của người Việt.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Nhung (2022)

  • Trên cơ sở nghiên cứu các nguồn tài liệu, kết hợp với việc khảo sát thực địa, bài viết phác dựng lại quá trình truyền bá, phát triển và suy tàn của Đạo giáo ở Việt Nam nói chung, khu vực huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nói riêng. Bài viết chứng minh rằng với những đặc trưng địa - chính trị, địa văn hóa riêng biệt, vùng đất Thạch Thất nổi lên như là một trong những trung tâm Đạo giáo sớm nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giống như nhiều địa phương khác, sau khi du nhập vào Thạch Thất, Đạo giáo chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng bản địa. Các Đạo quán vốn là cơ sở thờ tự quan trọng nhất của Đạo giáo, ngoài thờ các hình tượng Đạo giáo điển hình như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu,... còn có các vị anh hùng dân tộc, thành hoàng làng, các thần linh có...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim; Vũ Thị Cẩm Thanh (2022)

  • Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ghi nhận, đánh giá cao vai trò, đóng góp của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Thanh niên được xác định là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước tăng cường quản lý công tác thanh niên thông qua việc triển khai, thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2030 và nhiều chính sách khác nhằm bồi dưỡng, phát huy vai trò tiên phong của thanh niên và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác thanh niên. Trong thời gian qua, quá trình xã hội hóa công tác thanh niên, xây dựng văn hóa chính trị trong thanh niên ngày càng được triển khai rộng rãi, tạo môi trường thích hợp để bồi dưỡng và phát huy năng lực, sức trẻ, tinh thần sáng tạo của thanh niên. Bài viết nhằm đánh gi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2022)

  • Fukuzawa Yukichi được coi là nhà cải cách, nhà tư tưởng có nhiều ảnh hưởng nhất ở Nhật Bản giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Ông có vai trò quan trọng trong quá trình khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy Tân của Chính phủ Minh Trị. Tiếp nhận văn minh phương Tây, cải cách đất nước, nâng cao tiềm lực dân tộc được xem là phương thức quan trọng giúp Nhật Bản thoát khỏi nanh vuốt xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Bài viết này phân tích quan điểm của Fukuzawa Yukichi về văn minh phương Tây cũng như ảnh hưởng tư tưởng của ông đối với xã hội Nhật Bản thời kỳ này.

  • Article


  • Authors: Từ, Thị Loan (2022)

  • Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà ông còn được biết đến ở nước ngoài. Để một tác giả có thể vươn ra tầm thế giới, cuộc đời và sự nghiệp của họ phải có những giá trị đặc sắc và nổi bật. Trong số các tác gia Việt Nam, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu thuộc hàng các ấn phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất, chỉ xếp sau “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du và “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông cũng được giới Việt Nam học nước ngoài quan tâm tìm hiểu với nhiều bài viết, luận văn, công trình nghiên cứu. Thân thế và sự nghiệp của ông cũng được một số trường đại học lớn đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên. Ba công việc dịch thuật, nghiên cứu và giảng dạy có mối liên hệ mật thiết, cái này là tiền đ...

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thùy Dương (2022)

  • Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận quan trọng của văn hóa Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhiều biện pháp quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số đã được thực hiện, mang đến những hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên, bên cạnh đó, đã xuất hiện những luồng văn hóa ngoại lai xâm nhập vào đời sống xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nhằm nâng cao năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là sức mạnh nội sinh, “sức mạnh mềm”, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển văn hóa bền vững.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thủy; Lưu Thu Hương (2022)

  • Biển và đại dương là nền tảng của sự chuyển biến văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có vai trò quan trọng trong việc trao đổi thương mại, vận tải hàng hải, truyền bá tín ngưỡng và hình thành các nghi lễ tôn giáo. Sự tương tác giữa con người và môi trường biển tạo nên không gian sinh tồn và văn hóa biển, được lưu giữ trong gia phả các dòng tộc, gia đình, địa danh, các câu chuyện lịch sử, biểu hiện văn hóa, hệ thống tri thức biển... Tại Việt Nam, văn hóa biển đang tham gia mạnh mẽ và được coi là một trong những trụ cột chính cho việc phát triển du lịch biển. Theo đó, bài viết đi sâu phân tích vai trò, hiện trạng và giải pháp trong việc phát huy giá trị văn hóa biển vào khai thác ngành du lịch biển ở Việt Nam hiện nay.