Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-9 of 9 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Hy (2019)

  • Trên tinh thần định hướng của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bài viết phác họa sơ lược quá trình hình thành, phát triển và hiện trạng hệ thống các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa ở nước ta; trình bày sự cần thiết và những nội dung cần tiến hành để thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Cách mạng công nghiệp 4.0.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2019)

  • Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ ngày một lớn trong cơ cấu lao động hiện nay, tuy nhiên đời sống văn hóa tinh thần của họ chưa được quan tâm đúng mức. Các thiết chế văn hóa để tổ chức các hoạt động văn hóa dành cho người lao động ở các khu công nghiệp hầu như không có, điều này dẫn đến việc một bộ phận người lao động bị lôi kéo vào những hoạt động vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh. Chính vì vậy cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần chính đáng của người lao động nơi đây.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2020)

  • Đầu thế kỷ XXI, ngoại giao văn hóa được các quốc gia đặc biệt chú trọng vì khả năng giải quyết nhiều thách thức lớn của thời đại theo hướng bền vững và có hiệu quả lâu dài. Ngày 14/2/2011, Chính phủ Việt Nam ban hành “Chiến lược ngoại giao văn hóa hướng đến năm 2020”. Đây được coi là thành tựu quan trọng của ngoại giao văn hóa Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở đó, Việt Nam từng bước chuẩn hóa các tiêu chí và hoạt động ngoại giao trên lĩnh vực văn hóa, đưa ngoại giao văn hóa trở thành bộ phận quan trọng trong nền ngoại giao quốc gia với nhiều thành tựu và triển vọng phát triển mới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2020)

  • Hiện nay, “lợi ích quốc gia” là một khái niệm rộng và nội hàm thuật ngữ còn có nhiều khác biệt trong quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Trước một lý thuyết còn là chủ đề tranh luận của nhiều học giả, theo chúng tôi, vấn đề nên được tiếp cận dưới nhiều góc độ, và bài viết này xin giới thiệu những nét căn bản về lý thuyết “lợi ích quốc gia” từ góc nhìn lịch sử và văn hóa chính trị.

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Hiền (2019)

  • Thực tế ở phạm vi toàn cầu đã chứng minh, những thành tựu của khoa học công nghệ đã, đang và sẽ thâm nhập sâu, rộng hơn vào mọi ngõ ngách của đời sống con người. Trong xã hội đương đại, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất dường như là yêu cầu có tính chất tất yếu, là bảo chứng cho khả năng thành công khi tham gia vào thị trường. Ở trong nước, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất các chương trình ca múa nhạc trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những tác động ngày càng sâu sắc đến hoạt động tổ chức biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2020)

  • MICE là loại hình du lịch hiện đại và là động lực quan trọng của sự phát triển nền kinh tế toàn cầu vì nó có thể tạo thêm thu nhập cho các quốc gia và thành phố nơi tổ chức các hoạt động của MICE. Với lợi thế là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, tài nguyên du lịch đa dạng, ẩm thực phong phú, chính trị ổn định,... Hà Nội hội tụ đủ các điều kiện để kinh doanh và khai thác loại hình du lịch MICE. Tuy nhiên, lượng khách MICE đến với Hà Nội còn hạn chế, thu nhập từ đối tượng khách này cũng chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu thực địa, bài viết phân tích, làm rõ tiềm năng và thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại Hà Nội hiện nay, từ đó đưa ra một số gợi ý có tính chất tham vấn trong việc phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng này.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Tuyết (2020)

  • Mở cửa, hội nhập đang là câu chuyện diễn ra sôi động trên toàn cầu. Nó tác động tới mọi lĩnh vực, trong đó phong phú và phức tạp nhất là văn hóa. Sự thay đổi thang bậc giá trị của xã hội hiện đại ngày nay không thể không nói tới sự tác động của quá trình giao lưu văn hóa, trong đó có vai trò quan trọng của văn hóa đại chúng. Văn hóa Việt Nam hội lưu được với dòng chảy văn hóa đương đại, dân chủ hóa trong việc thụ hưởng cũng như giúp cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực… là điều không thể phủ nhận mà văn hóa đại chúng đã mang lại. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều hệ lụy bởi tính không đồng nhất, phức tạp của văn hóa đại chúng, như làm mai một, tan vỡ hệ giá trị văn hóa dân tộc, phản văn hóa, xâm lăng văn hóa…

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghiệp văn hóa, các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội và một số thành phố lớn bắt đầu được hình thành. Mặc dù, quy mô, cách thức hoạt động vẫn còn mang tính tự phát và chưa được thừa nhận như một loại hình kinh doanh đặc biệt, nhưng các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội đã mang đến cho thành phố những thay đổi đáng kể về diện mạo, nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, tạo môi trường sáng tạo chuyên nghiệp cho đội ngũ nghệ sĩ trẻ và tạo nhiều việc làm mới cho công dân Thủ đô… Tuy vậy, vẫn còn những bất cập từ hệ thống chính sách để đảm bảo một sự hỗ trợ chính thức của nhà nước. Bài viết mong muốn đưa đến một nhận thức toàn diện về không gian sáng tạo ở Hà Nội trong tương quan với một số thành phố sáng tạo khác, ...

  • Article


  • Authors: Lê, Nguyễn Lê (2022)

  • Khi giải thích những động lực dẫn tới hiện tượng kết hôn qua môi giới đang diễn ra sôi nổi hơn ba thập kỷ qua giữa các quốc gia châu Á, khoa học xã hội tập trung vào các vấn đề chính như: sự nâng cao trình độ học vấn và thu nhập của nữ giới cũng như lựa chọn chậm kết hôn ở các nước phát triển; sự nghèo khó và nhu cầu về tiền bạc của phụ nữ từ các nước kém phát triển hơn. Ở một góc nhìn khác, bài viết này phân tích truyền thống và những biến đổi của thỏa ước tài chính theo giới trong hôn nhân, xem đây là nguyên nhân quan trọng làm thay đổi lựa chọn kết hôn ở nhiều xã hội châu Á từ cuối những năm 1980, dẫn tới trào lưu kết hôn quốc tế qua môi giới. Nghiên cứu này tập trung vào trường hợp kết hôn qua môi giới Việt - Hàn.

  • previous
  • 1
  • next