Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 33 (Search time: 0.013 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2023)

  • Đại dịch Covid-19 bùng phát như một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế nói chung, trong đó du lịch là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tất cả các chỉ số phát triển đều sụt giảm một cách nghiêm trọng: thị trường du lịch quốc tế gần như đóng băng, khách du lịch giảm đáng kể, các cơ sở lưu trú chỉ đạt công suất 10% đến 15%,... điều này dẫn đến các doanh nghiệp lữ hành đóng cửa hàng loạt, nhân lực trong du lịch phải nghỉ việc để tìm ngành nghề khác. Đây có thể coi là giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển của ngành du lịch. Trong giai đoạn này, thị trường du lịch nội địa đã phần nào “cứu cánh” cho toàn ngành du lịch và qua đó chúng ta nhận thấy một thị trường vô cùng tiềm năng đã bị bỏ qua trong những năm gần đây. Bài viết sẽ tập trung phân tích những xu hướng c...

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2023)

  • Với ý tưởng cao đẹp là cải cách nông thôn Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX, các thành viên báo Phong hóa, Ngày nay và nhóm Tự lực văn đoàn đã có ý thức trách nhiệm trước dân tộc, mong muốn hướng đến một xã hội tốt đẹp và đã không ngừng tuyên truyền thông qua các tác phẩm văn học, báo chí được đăng tải trong nhiều năm. Đặc biệt, các tác phẩm đăng tải trên báo Phong hóa, Ngày nay, nhưng do hạn chế về thế giới quan chưa thoát khỏi tư tưởng cải lương tư sản, nên trong tác phẩm của họ đôi khi còn đan xen yếu tố tự nhiên chủ nghĩa, có cái nhìn bi quan về thời cuộc và phẩm chất tinh thần của con người. Tuy nhiên, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của những tác phẩm vẫn là cơ bản, thể hiện năng lực nhận thức và sự tìm tòi, sáng tạo của các nhà văn, nhà báo của Tự lực ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Huy Phòng (2023)

  • Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền quan trọng của con người. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng để phát triển toàn diện lĩnh vực truyền thông nhằm mang lại những thông tin, tri thức hữu ích, thiết thực, kịp thời đến với người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sự hoàn thiện nhân cách con người. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực thi chính sách, bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được là những khó khăn, thách thức đang đặt ra. Bài viết đề cập đến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển truyền thông với những kết quả đạt được, cũng như những bất cập trong quá trình thực thi, từ đó, đề xuất một số giải pháp tiếp tục phát triển chính sách đặc biệt quan trọng này, đảm bảo...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2023)

  • Tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt được hình thành lâu dài trong diễn trình lịch sử, gắn với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần làm nên nét đặc trưng cho văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau khi được ghi danh là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, nảy sinh không ít các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát huy tín ngưỡng này. Bài viết này phân tích quan điểm của UNESCO về vai trò của nhà nước và cộng đồng trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và việc vận dụng vào chính sách bảo vệ di sản văn hóa của Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi thảo luận các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn quản lý, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa thực hành tín ngưỡng Tứ phủ từ sau khi ghi danh qua các vấn đề: xác định giá trị d...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2023)

  • Phát triển bền vững là đích đến của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đạt được mục tiêu ấy, không chỉ cần phát triển kinh tế, xã hội hay môi trường một cách bền vững mà văn hóa cũng không thể đứng ngoài cuộc, đó là phải đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và sáng tạo, bổ sung những giá trị văn hóa mới, phù hợp từng giai đoạn cụ thể. Và một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và hoàn thiện, phát triển thị trường văn hóa theo hướng “dân tộc, khoa học và đại chúng”.

  • Article


  • Authors: Lê, Thanh Bình; Nguyễn, Mai Trang (2023)

  • Ngày nay, ngoại giao văn hóa được coi là “Sức mạnh mềm” của mỗi quốc gia. Pháp là nước chú trọng phát huy các lợi thế của văn hóa và ngoại giao văn hóa, đồng thời có những thành tựu trong lĩnh vực này. Trong năm 2023, Việt Nam và Pháp cùng nhau kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược. Nghiên cứu của nhóm tác giả nhằm khái quát các tiềm năng, lợi thế của ngoại giao văn hóa Pháp; phân tích những chính sách lớn, mục tiêu, chiến lược,… của ngoại giao văn hóa để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thừa Hỷ (2023)

  • Trong giới nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới ở vài thập niên gần đây, “Nghiên cứu văn hóa”/”Văn hóa học” (Cultural Studies) là thuật ngữ gây ra nhiều tranh biện. Một số quan điểm cho rằng, tuy là chuyên ngành, nhưng trên thực tế, Nghiên cứu văn hóa lại mang đậm tính liên ngành, xuyên ngành trong những mối liên hệ tương tác phức tạp với một ranh giới mờ nhòa. Bài viết này tham góp một góc nhìn khác về Nghiên cứu văn hóa, với cách tiếp cận từ cấu trúc và hệ hình văn hóa.

  • Article


  • Authors: Sơn, Chanh Đa (2023)

  • Bà-la-môn giáo là tôn giáo sớm du nhập và có nhiều ảnh hưởng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Nam Bộ. Mặc dù hiện nay, Bà-la-môn giáo không còn giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer ở Nam Bộ, nhưng những biểu tượng của tôn giáo này vẫn còn được lưu giữ và để lại dấu ấn đậm nét, đặc biệt là trong lễ hội “Vào năm mới” thông qua các biểu tượng thần bốn mặt, các nữ thần chủ quản năm mới và biểu tượng núi cát. Những biểu tượng tôn giáo này không chỉ cho thấy quá trình ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa Ấn Độ của người Khmer, mà còn chứa đựng những giá trị to lớn về văn hóa, đạo đức, tâm linh

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2023)

  • Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, với truyền thống lịch sử hơn nghìn năm văn hiến, Hà Nội có một kho tàng di sản văn hóa đặc sắc, phong phú, đa dạng, với gần 6.000 di tích lịch sử - văn hóa (di sản văn hóa vật thể) và 1.793 di sản phi vật thể. Đó là sự kết tinh bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn tài nguyên vô giá, là nền tảng vững chắc trong quá trình hội nhập và sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Với kho tàng di sản vô cùng quý giá này, đòi hỏi Hà Nội phải có nguồn nhân lực quản lý di sản văn hóa đủ mạnh, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng để bảo vệ, khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa của Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2023)

  • Nghề mây tre đan ở nước ta có truyền thống lâu đời, tạo ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng và đã có thương hiệu để xuất khẩu, trong đó, phải kể đến những sản phẩm mây tre đan của làng nghề Phú Vinh. Hoạt động của làng nghề đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cũng như không ít làng nghề mây tre đan khác, Phú Vinh đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, công nghệ, quản lý, tổ chức sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để làng nghề này có những định hướng phát triển mới phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay