Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 30 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2021)

  • Trong xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, với sự bùng nổ về công nghệ, thông tin, sự cạnh tranh của mạng xã hội và những tác động của nền kinh tế thị trường, báo mạng điện tử đang phải đối diện với nhiều thách thức để giữ chân độc giả. Các báo mạng điện tử ở Việt Nam đã tiếp cận thể loại Emagazine như là một hình thức thay đổi mới nhất để tiếp tục khẳng định vị trí số một trong quan hệ với các loại hình báo chí khác. Bài viết nhận diện thể loại Emagazine trên báo mạng điện tử thông qua việc làm rõ đặc điểm, vai trò của Emagazine và mối quan hệ tương tác với công chúng, qua đó cho thấy Emagazine đã tạo luồng sinh khí mới cho báo mạng điện tử trong cuộc đua thị phần công chúng báo chí hiện nay

  • Article


  • Authors: Nhất, Xuân (2021)

  • “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” là cuốn sách chuyên khảo về lễ hội gắn với vị thánh thuộc hệ Tứ bất tử trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam - Thánh Gióng. Lễ hội Thánh Gióng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng những nét văn hóa đặc sắc nhất gắn với lễ hội Thánh Gióng được thể hiện tại đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc, huyện Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội. Bằng cách tiếp cận nghiên cứu tổng thể và lý thuyết hệ thống, các tác giả công trình đã góp phần giải mã nét đặc sắc của lễ hội và có thể coi đây là hướng nghiên cứu hữu ích cho các lễ hội cổ truyền khác ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2021)

  • Trong nghiên cứu khoa học, những phát hiện mới của công trình được thể hiện rất rõ ngay ở các giả thuyết và hệ thống luận điểm được xây dựng để làm rõ giả thuyết, hệ thống luận cứ được trình bày để chứng minh cho luận điểm cũng như khẳng định giả thuyết. Để luận giải luận cứ và kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục, nhà khoa học sử dụng các phương pháp luận chứng như một nghệ thuật trong lập luận khoa học, làm tăng tính lý luận cho mỗi công trình. Mối quan hệ logic giữa giả thuyết, luận điểm, luận cứ và phương pháp luận chứng có vị trí, ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu khoa học.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2021)

  • Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch của Việt Nam tăng nhanh, kéo theo đội ngũ lao động phục vụ du lịch, bao gồm đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, cũng phải tăng theo để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Mặc dù đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tăng trưởng nhanh về số lượng, nhưng công tác quản lý đội ngũ này còn nhiều khó khăn, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng du lịch Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam hiện nay

  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Trong nghiên cứu văn hóa hiện nay, phương pháp “truyện kể” được các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng ngày càng phổ biến. Truyện kể trở thành nguồn tài nguyên văn hóa xã hội, mà thông qua nguồn tài nguyên đó, người kể chuyện tham gia vào quá trình giải nghĩa. Do vậy, phương pháp này giúp các học giả, nhà nghiên cứu và nhà phân tích có cái nhìn sâu sắc về những chủ thể văn hóa và thông qua cuộc đời của họ có thể hiểu về xã hội. Bài viết giới thiệu một góc nhìn về phương pháp “truyện kể” nhằm tham góp thêm một cách tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa/văn hóa học

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới

  • Article


  • Authors: Trần, Văn Hiếu (2021)

  • Ở nước ta, quyền con người trong lĩnh vực văn hóa được quy định trong Điều 41, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, nhưng nội dung cụ thể của quyền văn hóa cũng như việc thực thi trong thực tiễn là những vấn đề cần được làm rõ. Nghiên cứu trường hợp phục dựng lễ hội vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Minh Nông, Phú Thọ cho thấy quyền văn hóa và vai trò đích thực của cộng đồng trong tiến trình này

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Triệu, Thị Tình (2021)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa ở mỗi vùng miền lại có những bản sắc riêng, do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đối với tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, các giải pháp cần thiết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh của chủ thể văn hóa và đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới.

  • Article


  • Authors: Lê, Anh Tuấn (2021)

  • Trong văn hóa của dân tộc Katu, hình tượng con trâu rất phổ biến, nhưng quan trọng nhất, trâu được chọn là lễ vật cao quý nhất hiến tế dâng thần linh. Tập tục hiến sinh trâu là nghi lễ quy mô nhất, mang ý nghĩa cao nhất đối với người Katu trước đây cũng như hiện nay, mang đậm nét đặc trưng bản sắc văn hóa của cư dân bản địa vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, phản ánh một cách đầy đủ nhất những sắc thái văn hóa cộng đồng của một tộc người trong sự cộng hưởng về cầu phúc, cầu an, cầu mùa. Năm 1938, chuyên đề “Les chasseurs de sang” (Những kẻ săn máu) được nghiên cứu bởi L. Pichon, xuất bản trong tập san “Hội những người bạn Cố đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Hué - BAVH) giúp chúng ta có được những hiểu biết rõ hơn về nghi lễ hiến sinh này ở dân tộc Katu

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền (2021)

  • Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam. Là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh nhất trong cả nước, diện mạo thành phố Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới, kéo theo sự chuyển biến của các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng của cư dân ven biển, được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bài viết tập trung vào những xu hướng biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa thành phố khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Qua đó, rút ra một số vấn đề cần quan tâm nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cư dân ven biển Đà Nẵng, góp phần xây dựng một nền văn hóa biển Đà Nẵng hiện đại nhưng không mất đi dấu ấn...