Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 19 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2010)

  • Thăng Long – địa linh nhân kiệt, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, niềm vinh dự tự hào của mọi người dân đất Việt. Về tên gọi này, những bộ cổ sử của đất nước có những ghi chép khá thống nhất. Tuy nhiên, những bộ sử của đất nước đều được ghi chép sau sự kiện dời đô năm 1010 rất nhiều. Nội dung được ghi chép trong các bộ cổ sử và địa hình địa vật đã và đang tồn tại trong thực tế trên đất Thăng Long có đôi nét khác biệt. Bài viết này nhằm chứng minh và giải ảo những vấn đề khác biệt đó…

  • Thesis


  • Authors: Lê, Công Uẩn (2010)

  • Bài viết trình bày việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Khái quát các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESO công nhận là di sản văn hóa nhân loại.

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Thống Nhất (2010)

  • Đà Nẵng với vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế cho thành phố trong việc thu hút khách du lịch, đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế đến các vùng trong nước và nước ngoài ,là tiền đề quan trọng góp phần phát triển ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác. Bài báo này nhằm mục đích xác định hiện trạng của thành phố Đà Nẵng đồng thời đề xuất các chiến lược marketing địa phương cũng như các giải pháp để thực hiện chiến lược này

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Huy (2010)

  • Bài thuyết trình với đầu đề “Di sản văn hóa và thiên nhiên Việt Nam - nguồn tri thức vô tận để học tập suốt đời” đã nhấn mạnh rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc sử dụng, tiếp cận di sản như một công cụ hữu hiệu trong việc học tập suốt đời. Những tiềm năng đó đã được sử dụng như thế nào hiện nay và cần định hướng khai thác nó như thế nào trong tương lai để phục vụ cho mục tiêu học tập suốt đời? Những cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng di sản cho việc học tập suốt đời ở Việt Nam. Đây là bài thuyết trình duy nhất bàn và chia sẻ việc sử dụng nguồn tri thức lớn của dân tộc và nhân loại – Di sản văn hóa- trong việc học tập suốt đời.

  • Article


  • Authors: Trịnh, Thị Minh Đức (2010)

  • Trong quá trình nghiên cứu ba lễ hội làng nghề tiêu biểu của tỉnh Nam Định: (lễ hội làng nghề đúc đồng thôn Tống Xá, lễ hội làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, lễ hội làng nghề cơ khí Vân Chàng), chúng tôi thấy có một nghi lễ quan trọng, đó là lễ hiến xảo” còn gọi là lễ “dâng đồ khéo”. Thông qua nghi lễ này có thể nhận thấy sức sống của một làng nghề thủ công truyền thống, sự tiến bộ về kỹ xảo nghề nghiệp được thể hiện qua chất lượng và sự đa dạng của loại hình sản phẩm. Ngoài ra trong các lễ hội này còn có các cuộc thi tay nghề để lựa chọn những người thợ thủ công có trình độ kỹ thuật cao, họ sẽ là những người truyền bá tri thức nghề nghiệp cho các thế hệ sau và thúc đẩy làng nghề tồn tại, phát triển không ngừng. Đó chính là những nét riêng của lễ hội làng nghề cần được bảo tồn và phá...

  • Article


  • Authors: Phạm, Hương Giang (2010)

  • Để chào đón năm mới mỗi quốc gia Đông Nam Á có những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Trong những ngày trung tuần tháng 4 dương lịch, người dân theo Phật giáo Tiểu thừa tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa lại tương bừng tổ chức lễ hội té nước đón Tết cổ truyền theo Phật lịch. Xuất phát từ yếu tố tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước và đặc điểm tôn giáo, hiện nay tại Đông Nam Á có bốn nước là Laos, Myanmar, Thailand và Cambodia tổ chức lễ hội té nước mừng năm mới. Bài viết giới thiệu nguồn gốc ra đời và một số nghi lễ truyền thống tiêu biểu, đặc trưng của lễ hội té nước đón năm mới được tổ chức tại các đất nước này.