Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 235 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Hạnh (2020)

  • Trên thế giới hiện có một số quan điểm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa. Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, bài viết chỉ ra rằng, định hướng phù hợp hiện nay là vừa bảo tồn kế thừa, vừa bảo tồn phát triển, trong đó, Nhà nước không chỉ trao quyền tự chủ cho cộng đồng, mà còn có sự hỗ trợ tối đa bằng các thể chế, chính sách thiết thực. Hai mô hình quản lý di sản được đề xuất, bao gồm mô hình đồng quản lý của Nhà nước và cộng đồng, doanh nghiệp và mô hình kết hợp (đan xen) quản lý giữa cộng đồng, Nhà nước và doanh nghiệp, là những gợi mở thiết thực giúp cho địa phương trong việc quản lý di sản, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Với đặc trưng riêng của mình, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa xứ Lạng cả về phương diện lịch sử, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng. Điều đó được thể hiện qua sự có mặt của các di tích thờ Tứ phủ gắn với các trung tâm buôn bán của người Kinh dọc tuyến quốc lộ 1A, sự đa dạng về nguồn gốc của các ngôi đền, đặc biệt là sự thống nhất trong bài trí điện thần cũng như trong thực hành nghi lễ hầu đồng. Là một trong những cái nôi của sự hình thành tín ngưỡng tứ phủ ở miền núi, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn mang đậm dấu ấn lịch sử, xã hội và văn hóa xứ Lạng, từ đó góp phần quan trọng vào việc cố kết cộng đồng, tộc người và phát triển các loại hình du lịch ở Lạng Sơn, nhất là loại hình du lịch tâm linh.

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung (2020)

  • Nhiều học giả cho rằng, hằng số văn hóa của người Việt chính là nông nghiệp lúa nước, người nông dân và yếu tố xóm làng. Để thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, con người đã sáng tạo ra lối sống, chuẩn mực và văn hóa ứng xử nhất định. Mỗi vùng, tiểu vùng văn hóa với những hằng số văn hóa riêng lại có những dấu ấn văn hóa đặc trưng. Qua những tư liệu khảo sát, nghiên cứu về đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của các tiểu vùng ở châu thổ sông Hồng1, bài viết phác họa một phần diện mạo tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa, qua đó cho thấy tính “lưỡng thế” trong văn hóa ứng xử của người Việt. Từ khóa: Châu thổ sông Hồng, tín ngưỡng, cầu nước, cầu mưa

  • Article


  • Authors: Vũ, Văn Đạt (2019)

  • Lễ hội Công giáo là hoạt động văn hóa - tôn giáo không thể thiếu trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Sự kết hợp, giao thoa giữa Công giáo và văn hóa truyền thống dân tộc trong các lễ hội Công giáo được biểu hiện trong các lễ nghi, âm nhạc, trang phục lễ hội, công cụ thờ cúng và trong các trò chơi dân gian. Những dấu ấn văn hóa truyền thống được lưu giữ và thể hiện khá phong phú và đậm nét, từ những chất liệu đơn sơ, bình dị cho tới những nghi lễ cầu kỳ, làm cho các lễ hội Công giáo trở nên một không gian văn hóa gần gũi hơn với người Việt.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Suốt một thời gian dài, chúng ta đã được tiếp cận với những lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận đa dạng của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống/di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại hoá, toàn cầu hoá hiện nay, trong đó có gắn với sự phát triển kinh tế mang tính quốc tế và đại chúng - du lịch. Du lịch hiện đang là một điểm sáng (mũi nhọn) cho kinh tế Việt Nam; dân chúng tiếp nhận du khách nước ngoài với lòng hiếu khách của văn minh, văn hóa Việt; xã hội đón nhận du lịch trong nhiều sinh hoạt thường nhật một cách thản nhiên, du lịch sẽ gắn bó với tương lai của đất nước, là thước đo chính xác khả năng của Việt Nam trong cách đón nhận những biến đổi lớn từ toàn cầu hóa. Tiếp bàn về vấn đề nhận thức đối với ...

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Hiền (2019)

  • Thực tế ở phạm vi toàn cầu đã chứng minh, những thành tựu của khoa học công nghệ đã, đang và sẽ thâm nhập sâu, rộng hơn vào mọi ngõ ngách của đời sống con người. Trong xã hội đương đại, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất dường như là yêu cầu có tính chất tất yếu, là bảo chứng cho khả năng thành công khi tham gia vào thị trường. Ở trong nước, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất các chương trình ca múa nhạc trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những tác động ngày càng sâu sắc đến hoạt động tổ chức biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

  • Article


  • Authors: Lưu, Tuấn Anh (2019)

  • Con gà đẻ trứng vàng là một cách nói ví von về sự phát triển của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để đặc tính con gà đẻ trứng vàng mang lại hiệu quả cao cho ngành Du lịch Việt Nam thì cần phải hướng du lịch Việt Nam đến sự phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra là cần tiến hành khai thác, phát huy các nguồn tài nguyên du lịch một cách có kế hoạch, song song với việc bảo vệ, khôi phục chúng. Đồng thời cần phát triển nguồn nhân lực du lịch có trình độ và năng lực chuyên môn cao, có đủ điều kiện thuận lợi để cống hiến cho sự nghiệp phát triển du lịch. Với những gì hiện có, cộng với mục tiêu phát triển bền vững và những chiến lược hiệu quả cụ thể, Việt Nam có quyền hy vọng sẽ sớm trở thành trung tâm du lịch quan trọng trong khu vực, đủ sức gây ấn tượng trên khắp thế giới vì một Việt Nam phát tr...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến; Đỗ, Trần Phương (2019)

  • Du lịch cộng đồng hiện nay đang được xem là xu hướng của phát triển du lịch bền vững, là một phương thức phát triển du lịch rất hiệu quả, nó không chỉ mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương. Trên cả nước có rất nhiều địa phương đã áp dụng thành công mô hình du lịch cộng đồng. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm - một di sản cấp quốc gia đặc biệt và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng để du lịch Đường Lâm phát triển bền vững và tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Chu, Lâm Anh (2019)

  • Lưu vực sông Thu Bồn, theo nghiên cứu cho đến nay, là nơi tập trung đậm đặc nhất dấu tích của các cộng đồng cư dân sinh sống từ cách ngày nay trên 3.000 năm. Nhờ những nỗ lực của các bên: chính quyền - cộng đồng - nhà nghiên cứu mà những giá trị tiêu biểu của các di sản vật thể (di tích và di vật khảo cổ học Sa Huỳnh - Champa) đã và đang được bảo tồn, bảo vệ, sử dụng và phát huy khá hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình phát triển với những tác động hai mặt của đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên,… đem lại những thách thức lớn đối với sự tồn vong của di sản vật thể nói chung và di sản khảo cổ nói riêng. Để phát triển và bảo tồn tương hỗ cho nhau, cần phải xây dựng những kế hoạch và chiến lược dài hơi dựa trên cơ sở pháp lý quốc gia, quốc tế,...

  • Article


  • Authors: Dương, Thị Thùy Vân; Nguyễn, Văn Quảng (2019)

  • Khu vực bên ngoài kinh thành Huế là nơi tọa lạc của nhiều ngôi nhà vườn đặc trưng qua bao đời. Trong đó, hệ thống nhà vườn truyền thống tại phường Thủy Biều, phường Vỹ Dạ và phường Thủy Xuân cạnh trung tâm thành phố đang có những biến đổi nhanh chóng do chịu tác động trực tiếp từ quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu tổng quát và chỉ ra các yếu tố gây nên sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của những ngôi nhà vườn cổ. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp khả thi có thể bảo tồn và phát huy giá trị không gian nhà vườn truyền thống ở khu vực này