Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 41-50 of 2443 (Search time: 0.029 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Phạm, Thị Phương Loan (2014)

  • Hệ thống hoá những vấn đề lí luận về du lịch sinh thái, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng như các khái niệm, nguyên tắc, điều kiện phát triển …Trình bày thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, năng lực và sự sẵn sàng của các cộng đồng sống trong vùng đệm và trong Vườn Quốc gia Xuân Sơn như các cộng đồng làng Du, làng Lập và làng Côi.Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng bền vững trong khu vực nghiên cứu

  • Other


  • Authors: Ngô, Thanh Loan (2016)

  • Du lịch sinh thái góp phần quan trọng trong việc bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; đồng thời đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn cho những nơi có các khu bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên, để tổ chức du lịch sinh thái tại một khu vực, nơi đó cần đạt các yêu cầu căn bản về tài nguyên, nhân lực và đối tượng khách du lịch đặc thù. Trên cơ sở nhận định Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là nguồn tài nguyên quý cho du lịch sinh thái, bài viết trình bày kết quả khảo sát về hai yêu cầu còn lại là nhân lực và khách du lịch, nhằm xác định xem du lịch sinh thái tại Cần Giờ đã thực sự đi đúng hướng. Kết quả cho thấy vẫn còn nhiều bất cập cần được giải ...

  • Other


  • Authors: Trịnh,Phi Hoành (2013)

  • Bài báo trình bày phương pháp đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp. Dựa vào thang điểm đánh giá tổng hợp, xác định được các điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên cao như Vườn quốc gia Tràm Chim, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, cảnh quan sông Tiền…Trên cơ sở đó, đề xuất các định hướng khai thác và sử dụng tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững

  • Other


  • Authors: Đỗ,Hiền Hòa; Phan,Thanh Huyền (2019)

  • Du lịch thông minh là du lịch được phát triển trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông nhằm ứng dụng công nghệ phục vụ nhu cầu khách du lịch. Nhiều thành phố trên thế giới đã ứng dụng công nghệ phục vụ khách du lịch,từ việc đặt các dịch vụ tại khách sạn,nhà hàng, cấp visa, mua vé máy bay,tìm đường,lựa chọn điểm đến. Du lịch thông minh hiện đang là xu hướng phổ biến trên toàn cầu và được đại đa số khách hàng ưa chuộng Bằng phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, bài viết này,tác giả trình bày nagwns gọn về tình hình phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam hiện nay.,giới thiệu một số ứng dụng du lịch thông minh và đưa ra một vài giải pháp để phát triển du lịch thông minh ở Việt nam

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Văn Quỳnh Bôi (2017)

  • Dịch vụ hệ sinh thái là các cấu trúc và những tiến trình mà thông qua đó các hệ sinh thái hỗ trợ và đáp ứng đời sống con người trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên hoạt động chức năng của hệ. Các can thiệp vào hệ sinh thái gắn liền với mức “chi trả” của các dịch vụ hệ sinh thái khác. Do vậy, việc đánh giá điều kiện của các hệ sinh thái, khả năng cung ứng các dịch vụ, và mối tương quan của chúng với đời sống của con người đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments for Ecosystems Services-PES) hay còn gọi là chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Environment Services-PES) là một công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đ...

  • Other


  • Authors: Lê, Quốc Tuấn; Nguyễn, Thị Hà Vy; Bùi, Xuân An (2013)

  • Trong xã hội phát triển, nhu cầu được nghỉ ngơi, được giải trí của người dân trong một môi trường trong lành là một điều cần thiết. Vì thế, du lịch sinh thái đã ra đời nhằm tạo ra một không gian thiên nhiên với những cảnh quan và sinh vật hài hoà để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân sau những ngày làm việc mệt nhọc. Du lịch sinh thái còn là một mô hình phát triển bền vững theo phương thức khai thác nguồn tài nguyên có sẵn để phục vụ đời sống của người dân địa phương qua nhiều thế hệ nhưng không làm tổn thương đến môi trường. Rừng tràm Trà sư là một vùng rừng trồng đặc dụng với đầy đủ hệ sinh vật và cảnh quan phong phú, tạo nên một vùng tiểu khí hậu ôn hoà và bầu không khí trong lành. Đây là một địa điểm thuận lợi đểphát triển du lịch sinh thái. Rừng Tràm Trà sư còn là nơi kết...

  • Other


  • Authors: Đào,Duy Huân (2015)

  • Nghiên cứu sử dụng lý thuyết về 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch TP. Cần Thơ và lấy du lịch Tiền Giang, Bến Tre, An giang làm đối thủ phân tích để rút ra những lợi thế - bất lợi thế và các kết luận về những bất lợi thế về sản phẩm, dịch vụ chưa tốt, cơ sở hạ tầng chưa hiện đại, nguồn nhân lực chưa đáp ứng.. của du lịch Cần Thơ. Trên cơ sở kết quả đó, đề xuất 6 giải pháp tương ứng với các yếu tố trên để nâng cao năng lực cạnh tranh.

  • Other


  • Authors: Hồ, Trần Vũ (2011)

  • Bài viết trình bày quan điểm, phương pháp nghiên cứu bản chất của hoạt động du lịch thông qua hướng tiếp cận “văn hóa sinh thái”. Cách tiếp cận này phân tích bản chất mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội nhằm định hướng hoạt động du lịch của con người phát triển lâu bề

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thùy Dương (2015)

  • Vào ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là Di sản thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam được vinh danh. Sự kiện này đã kết thúc 4 năm nghiên cứu, lập hồ sơ đầy thử thách, khó khăn và tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch ở Quảng Ninh - Việt Nam, khởi đầu hành trình đưa Hạ Long hội nhập, hợp tác với quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản. Việc vịnh Hạ Long trở thành Di sản thế giớ là niềm vinh dự, tự hào, nhưng cũng đặt ra những thách thức, trách nhiệm to lớn trong quản lý, bảo tồn và phát huy có hiệu quả những giá trị đặc biệt của vịnh Hạ Long, để vịnh Hạ Long xứng đáng với danh hiệu cao quý được vinh danh.