Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 2421-2430 of 2443 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Quỳnh Hoa (2023)

  • Bài báo tập trung nghiên cứu tính hiệu quả của việc sử dụng hoạt động viết theo nhóm của sinh viên có trình độ trung cấp tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Mục đích nghiên cứu là thảo luận về lợi ích của hoạt động viết theo nhóm và tính hiệu quả của chúng đối với sinh viên có trình độ trung cấp tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Dữ liệu được thu nhấp từ bảng hỏi phát cho 100 sinh viên và việc quan sát của giáo viên với cùng số lượng là 100 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động viết theo nhóm hiệu quả hơn so với hoạt động viết độc lập. Cụ thể, tỉ lệ sinh viên quan tâm tới hoạt viết theo nhóm hiệu quả hơn so với hoạt động viết độc lập. Lí do là, khi làm việc theo nhóm , sinh viên có cơ hội chia sẻ ý tưởng, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ, tiếp thu nhận xét từ các thành vi...

  • Article


  • Authors: Mai, Lan Anh (2023)

  • Bài viết khảo sát các yếu tố làm tăng động cơ cho sinh viên không chuyên tiếng Anh tham gia tích cực vào các giờ học nói trên lớp. Nghiên cứu được tiến hành trên 100 sinh viên không chuyên tiếng Anh tại Đại học Văn hóa Hà Nôi. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi và phỏng vấn. Kết quả cho thấy, động cơ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người học tham gia tích cực vào các hoạt động luyện nói. Nghiên cứu chỉ ra rằng động cơ học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp giảng dạy của giáo viên, tính liên quan của nội dung bài học với các tình huống thực tế và thái độ học tập của sinh viên. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện động cơ học tập cho sinh viên và tăng cường sự tham gia tích cự...

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2022)

  • Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về văn hóa, vai trò của văn hóa, chính sách văn hóa, nghiên cứu này tập trung phân tích chính sách văn hóa, nguyên tắc của chính sách văn hóa và vai trò của chính sách văn hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ban hành chính sách quản lý văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2022)

  • Khát vọng là yếu tố tinh thần. Đó là sự mong muốn, đòi hỏi, khao khát với sự thôi thúc mạnh mẽ, quyết tâm dồn mọi nguồn lực để đạt cho được mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề, không khuất phục trước mọi thách thức ,hiểm nguy. Trong lịch sử thế giới đã có nhiều quốc gia đất không rộng, người không đông, nghèo về tài nguyên thiên nhiên. thiên tai khắc nghiệt,...những đã phát triển hùng mạnh và sự phát triển của mỗi quốc gia ấy đều bắt nguồn từ chính những khát vọng phát triển ,vươn lên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...Đối với nước ta, trong mỗi giai đoạn lịch sử, khát vọng phát triển đất nước được biểu hiện với những nội dung khác nhau nhưng nó luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc , là sức mạnh nội sinh giúp dân tộc Việt Nam Giành được những thắng lợi vĩ đại trước thiên ta...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2023)

  • Ngày nay, thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người luôn phản ứng nhanh với những biến đổi, nên việc học tập tư duy linh hoạt, sáng tạo theo Hồ Chí Minh là điều cần thiết. Với tư cách là nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động, "Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác -Lê nin trong điều kiện cụ thể của nước ta". Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa mác-Lê nin để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng thời kỳ, từng giai đoạn và mang lại những thắng lợi bước ngoặt cho đất nước . Người đã vận dụng chủ nghĩa Mác -Lê nin một cách linh hoạt trên nhiều phương diện, tuy nhiên trong phạm vi bài viết , tác giả tập trung phân tích bốn khía cạnh sau: sự sáng tạo trong việc lự...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2023)

  • Năm 1943, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là sự phân hóa sâu sắc trong các giai tầng xã hội Việt Nam , tròn đó có văn nghệ sĩ, trí thức yêu nước, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám(1941) Đảng ta chủ trương cần thành lập Mặt trận Việt Minh, nhằm xây dựng khjoois đại đoàn kết dân tộc, trong đó chú trọng lôi kéo, tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức tham gia cách mạng, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền . Đáp ứng sứ mệnh lịch sử cấp bách này, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã ra đời. Đường lối văn hóa của đảng thể hiện trong đề cương đã có tác dụng soi đường, định hướng và trở thành ngọn cờ tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức yêu nước tham gia cách mạng , góp phần đưa cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2023)

  • Phát triển nguồn nhân lực(PTNNL) xét trên quan điểm toàn diện phụ thuộc vào nhiều yếu tố và môi trường khác nhau, nhưng dưới góc độ tao NNL cần đặc biệt quan tâm tới vai trò của gia đình. Với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù, gia đình vừa là nơi tái sản xuất ra con người, tạo ra cơ sở sinh học- xã hội cho việc PTNNL, lại vừa là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cả về thể chất lẫn tinh thần cho NNL,. Với tư cách là cơ sở xã hội trong PTNNL, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, là cầu nối để NNL gia nhập vào đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Do vậy gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành NNL cho xã hội hiện tại và tương lai. Gia đình ổn định và phát triển sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển của NNL. Vì thế xây dự...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2023)

  • Thấm nhuần quan điểm của dân tộc"Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng lên tầm cao mới thành vấn đề trọng dụng trí thức và nhân tài. Quan điểm nhân văn, sáng suốt dựa trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nguồn động viên tinh thần đối với đội ngũ trí thức Việt Nam mà còn là sự gợi mở cho Đảng và Nhà nước ta cách thức tháo gỡ các vướng mắc trong hiện tại và phương hướng hành động trong tương lai để đội ngũ trí thức Việt Nam có thể đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp xây dựng "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"và xứng đáng với niềm tin yêu, sự kì vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh