Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 2411-2420 of 2443 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Vũ, Văn Đạt (2023)

  • Du lịch tâm linh là hình thức đặc biệt của du lịch văn hóa, dựa trên việc khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch. Vùng Tây Nam Bộ có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa truyền thống,tôn giáo , tín ngưỡng, cùng sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo, lễ hội dân gian. Những năm qua, du lịch tâm linh vùng Tây nam Bộ tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp quan trong cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương. Tuy nhiên , sự phát triển ồ ạt của du lịch trong những năm gần đây cũng đặt ra nhiều vấn đè vè phát triển bền vững, tiêu biểu như: việc xây dựng trái phép công trình tâm linh để trục lợi; sản phẩm du lịch còn thô sơ, chưa mang tính chiều sâu; các hoạt động tuyên truyền, q...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2022)

  • Có thể nói u lịch là một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại và đã trở thành một hiện tương kinh tế -xã hội phổ biến hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của xã hội về nguồn lao động phục vụ cho ngành kinh tế du lịch trong tương lai thì chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch là yếu tố mang tính quyết định, trong đó chương trình đào tạo đóng vai trò then chốt, định hướng và được coi là "xương sống" quyết định chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong tương lai. Bài viết này sẽ đề cập đến những kĩ năng cần thiết cần có trong các chương trình đào tạo nhân lực du lịch ở Việt nam hiện nay

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2022)

  • Trong khuôn khổ bài viết này , trên tinh thần khai phóng, chúng tôi tập trung trao đổi về việc xây dựng với các phương châm, triết lý đào tạo ở cấp độ đại học- cấp đào tạo tiệm cận nhất với quá trình sử dụng nhân lực trong đời sống kinh tế -xã hội của đất nước. Những triết lý đào tạo theo xu hướng "tư tưởng' như :"nhân bản-sáng tạo-hội nhập" hay những triết lý theo hướng"hành động" như:"thái độ-kiến thức-kỹ năng","thay đổi tư duy-khởi nguồn sáng tạo"v.v.. sẽ được trình bày khái niệm quát trong bài viết này để góp phần làm rõ nội hàm của nền giáo dục khai phóng; đáp ứng những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2023)

  • Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, nó có đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các quốc gia tiến hành các biện pháp hạn chế đi lại hoặc đóng cửa biên giới, điều dó đã làm cho nagnhf du lịch thế giới cũng như ở Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các hoạt động du lịch, nhất là du lịch quốc tế gần như bị tê liệt. Thông qua những tác động của đại dịch, du lịch Việt Nam đã bộc lộ những điểm hạn chế yếu kém. Từ việc tham khảo các tài liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kết quả khảo sát điền dã của tác giả, bản tham luận đi vào khái quát những tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt nam tr...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương; Trương, Sỹ Tâm (2022)

  • Cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống và nó tác động đến mọi mặt của đời sống- xã hội trong đó có du lịch. Quá trình chuyển đổi số hiện nay đã làm thay đổi hoàn toàn nagnhf du lịch từ hình thức đến nội dung, thay đổi trong hành vi tiêu dùng của du khách, thay đổi trong cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp , thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi...Tất cả những thay đổi này khiến cho quá trình chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu của ngành du lịch nói chung. Cơ sở đào tạo, nơi cung cấp nhân lực cho ngành du lịch cũng không thể đứng ngoài xu hướng này. Các cơ sở đào tạo phải mau chóng đổi mới chương trình đào tạo để đáp ứng những đòi hỏi mới về nguồn nhân lực trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những xu hướn...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương; Phạm, Thị Hải Yến (2022)

  • Làm thế nào để nâng cao trình độ tiếng Anh cho hướng dẫn viên du lịch đăc biệt cho những đối tượng học tại các cơ sở đào tạo không chuyên sâu về tiếng Anh là một vấn đề lớn đặt ra hiện nay. Bài viết dưới đây đề xuất một chương trình đào tạo tiếng anh theo mô hình đạo tạo ngoại khóa dành cho các cơ sở đào tạo Hà Nội có sự liên kết chặt chẽ với các Doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế. Khóa học này không giống như những khóa học thông thường khác mang tính lý thuyết và hàn lâm mà tiếp cận theo hướng thực tiễn và áp dụng hình thức đào tạo theo lối truyền nghề trực tiếp

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2023)

  • Dưới chủ trương của Đảng và Bác Hồ, toàn dân đã chú trọng đến vấn đề chăm lo sức khỏe cho mình và cho cộng đồng, trong đó có đồng bào là tín đồ các tôn giáo. Đặc biệt là Phật giáo, một tôn giáo có lịch sử lâu đời ở Việt Nam và có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng và bảo bẹ tổ quốc. Trong vấn đề chăm lo sức khỏe cộng đồng Phật giáo có nhiều đóng góp quan trọng, đã được toàn xã hội ghi nhận. Dưới đây bài viết đi vào tìm hiểu các nội dung; quan điểm của Phật giáo về vấn đề sức khỏe; những đóng góp của Phật giáo trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong thời gian gần đây.

  • Article


  • Authors: Phạm, Lê Trung (2023)

  • Các công trình địa chí trong nước khá nhiều, có loại thuộc pham vi địa chí quốc gia và chia thành địa chí toàn quốc và có loại địa chí địa phương. Trong địa chí địa phương lại còn có thể chia thành những đơn vị nhỏ hơn nữa như: địa chí một tỉnh , địa chí một huyện, địa chí một xã,v,v... Bài viết này nói về việc lĩnh vực nghệ thuật thiếu vắng trong quốc chí và loại hình nghệ thuật dân gian trong địa phương chí.

  • Article


  • Authors: Mai, Lan Anh (2023)

  • Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát tính hiệu quả của mô hình lớp học đảo ngược đối với kỹ năng nghe hiểu của sinh viên chuyên tiếng Anh tại Đại học Văn hóa Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm bao gồm hai bài kiểm tra trước(pre-test) và bài kiểm tra sau(post- test) để so sánh kỹ năng nghe hiểu của hai nhóm sinh viên. Nhóm thực nghiệm được giảng dạy bằng mô hình lớp học đảo ngược, tròn khi nhóm đối chứng được giảng dạy theo phương pháp lớp học truyền thống. Nghiên cứu tiến hành đối với 60 sinh viên tiếng Anh, với 30 sinh viên trong mỗi nhóm. Cả hai nhóm làm bài kiểm tra trước (pre-test) và bài kiểm tra sau(post- test) để đánh giá kỹ năng nghe của họ trước và sau thực nghiệm. Kết quả cho thấy nhóm thực nghiệm áp dụng mô hình lớp học đảo ngược có sự cải thi...