Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1821-1826 of 1826 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Trần,Trí Dõi (2014)

  • Trong bài viết này chúng tôi phân tích rằng sức lôi cuốn của nghệ thuật biểu diễn Dù kê là nhờ đặc trưng bản địa của nó. Tính bản địa thể hiện rõ nét không chỉ ở những yếu tố khác như trang phục, âm nhạc,vũ điệu,..làm nên nét đặc thù Khmer Nam Bộ của nghệ thuật Dù Kê. Chính vì thế, để loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu này gắn chặt với đời sống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, việc lưu giữ và phát huy nghệ thuật biểu diễn Dù Kê cũng có ý nghĩa là cần duy trì và bồi đắp thêm đặc trưng bản địa của loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian này

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Nguyệt (2012)

  • Bài viết này muốn góp một phần nhỏ vào việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của Thánh Mẫu trong nền văn hóa Việt. Qua những gì khảo sát được trên phương diện truyện kể về các vị Thánh Mẫu tiêu biểu cho thấy hình tượng Thánh Mẫu thật sự là một hiện tượng văn học, văn hóa độc đáo, đặc sắc. Truyện kể về Thánh Mẫu chứa đựng những đặc điểm tư tưởng, tình cảm, tính cách của dân tộc Việt Nam và phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam.

  • Other


  • Authors: Mai,Văn Hai (2013)

  • Bản sắc dân tộc là vấn đề cốt lõi của mọi nền văn hóa. Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1998), một nghị quyết mang tính chiến lược về văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đảng ta đã xác định xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp và hiện đại, đồng thời lại chịu sự tác động của tiến trình toàn cầu hóa, nên trong đời sống hiện thực lại đang nảy sinh không ít các vấn đề về văn hóa -xã hội, làm nhiều người cảm thấy lo lắng. Dựa vào một số căn cứ thực tế trong thời gian gần đây, bài viết mong muốn góp phần giải đáp những lo ngại đó.

  • Other


  • Authors: Trần,Thị Hoa (2017)

  • Về đặc điểm chung: Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia châu Á (Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á, Việt Nam ở Đông Nam Á). Trong quá khứ đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và Phật giáo từ Trung Quốc, vào thời cận đại cũng tiếp thu văn hóa Cơ Đốc giáo từ phương Tây. Cả hai nước đều có tín ngưỡng bản địa riêng của mình (Nhật Bản thờ Thần Đạo Shinto, Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu). Điểm khác biệt: Cùng có văn hóa ẩm thực trà, nhưng Việt Nam coi việc uống trà là một sinh họat rất đời thường trong cuộc sống, thậm chí với một số ít uống trà là một thú tiêu khiển tao nhã. Còn đối với người Nhật uống trà đã được nâng lên thành một triết lý sống -Trà đạo, có quy củ, có phép tắc và nghi thức rõ ràng. Điều này thể hiện phong cách sống tỉ mỉ, chu đáo, cầu kỳ, nâng tâm hồn lên hòa hợp với t...

  • Other


  • Authors: Vi, Tiến Cường (2012)

  • Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là họ có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức có những con người như thế nào. Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hoá. Do vậy, để phát triển bền vững xuất phát điểm ủa doanh nghiệp phải được xây dựng trên nền tảng văn hoá. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích, sứ mệnh của doanh nghiệp.