Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 21 đến 30 trong 184 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Hoàng, Thúc Lân; Nguyễn, Thị Huệ (2019)

  • Con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên, tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Vì thế, con người không có ý thức bảo vệ môi trường sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được. Gần đây, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với hiểm họa môi trường do con người thiếu ý thức gây ra. Vì thế, việc thực hiện công bằng môi trường là nhu cầu khách quan tất yếu trong bối cảnh nhân loại đang đối mặt với những thảm họa do thiên nhiên gây ra. Bão lũ, hạn hán, nóng lên toàn cầu v.v... là những vấn đề đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của con người. Do đó, việc được hưởng thụ một môi trường trong lành cũng như việc phải có nghĩa vụ chia sẻ những rủi ro từ môi trường là việc làm cần thiết phải được thực hiện lâu dài, bền bỉ. Một trong những giải pháp khắc phục những hậu quả về môi trường do ...

  • Article


  • Tác giả: Trần, Thị Phương Thảo (2019)

  • Giảng viên đại học đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế về giáo dục đại học, họ cần phải là những người vừa có tư chất đạo đức mẫu mực, vừa là những người có kiến thức sâu rộng. Bởi họ là những người truyền kiến thức đến thế hệ trẻ, kiến thức mà họ truyền tải đến mỗi sinh viên dựa trên tư chất đạo đức "chân chính của nhà giáo". Tiếp cận nguyên tắc đạo đức giảng viên dựa trên cách tiếp cận lý luận, nghiên cứu của tác giả tập trung vào những nội dung chính như sau: (i) Các khái niệm cơ bản; (ii) Sự cần thiết phải hình thành tư chất đạo đức mẫu mực của giảng viên đại học ngày nay; (iii) Một số nguyên tắc đạo đức cơ bản của người giảng viên đại học ngày nay và từ đó (iv) Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ngày nay.

  • Article


  • Tác giả: Trần, Thị Mai Thanh (2019)

  • Ngày 4 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0. Việc tiếp cận, nghiên cứu và thực hiện cách mạng 4.0 có ý nghĩa rất quan trọng, mang lại nhiều cơ hội phát triển và hội nhập nhưng cũng đặt ra nhiều ý nghĩa rất quan trọng, mang lại nhiều cơ hội phát triển và hội nhập nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đang diễn ra với một tốc độ nhanh chóng, tác động đến sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Sự kết hợp giữa thế giới thực và ảo đã đặt ra những thách thức cho con người trên toàn thế giới lớn hơn bao giờ hết. Các yêu cầu về nguồn nhân lực trong các ngành ngày càng đòi hỏ...

  • Article


  • Tác giả: Hoàng, Ngọc Hải (2019)

  • Văn hóa, nghệ thuật là nền tảng tinh thần tạo ra sức mạnh nội dung sinh nước phát triên có thể cắt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng lập dị tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946 “Văn hóa soi cầu dân tộc đi”. Chính vì vậy, để văn hóa, nghệ thuật có thể phát huy tối đa các trò chơi của mình cần phải có những chính sách, pháp luật phù hợp thông tin điều chỉnh như vậy mới có thể kết thúc nền văn hóa, nghệ thuật nước đi lên phát huy được bản sắc dân tộc Việt Nam.

  • Article


  • Tác giả: Trần, Thị Diên (2019)

  • Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ( Cách mạng công nghiệp 4.0 ) sẽ tạo ra hững biển đổi chưa từng có trong lịch sử nhân loại . Văn hóa Việt Nam đang chịu nhiều tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 . Sự biến đổi văn hóa như một hệ lụy tác động , ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội . Nhận diện bản chất cách mạng công nghiệp 4.0 để tiếp cận và có giải pháp phù hợp trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa nhằm thay đổi nhận thức , nắm bắt được cơ hội lẫn thách thức của ngành văn hóa trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để chủ động , sáng tạo trong việc làm đúng theo nội dung Chỉ thị số 16 / CT - TTg ngày 4-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư .

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2019)

  • Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, du lịch Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục với tỷ lệ trung bình trên 10%. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch, nhiều chủ trương, chính sách và hoạt động cụ thể được triển khai thực hiện theo hướng dẫn hỗ trợ du lịch phát triển bền vững như: Định hướng chiến lược, chính sách và các công cụ thực thi, hợp tác quốc tế, truyền thông nâng cao nhận thức... Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chặng đường phát triển của ngành Du lịch nước ta vẫn đang đối diện nhiều thách thức cần vượt qua.

  • Article


  • Tác giả: Đinh, Đắc Thi (2019)

  • Giữ gìn, chăm chút từng mũi thêu, những sản phẩm thổ cẩm mộc mạc nhưng tinh tế trong từng hoa văn, rực rỡ sắc màu của thiên nhiên do bàn tay chi em trong HTX Hoa Ban xanh ở miền núi cao Kỳ Sơn (Nghệ An) giờ đã trở thành những mặt hàng lưu niệm độc đáo giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước.

  • Article


  • Tác giả: Lê, Thanh Tú (2019)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát và sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam vì nó không chỉ nhằm vào công nghiệp, nó nhằm vào công nghệ số, đem những thành tựu vượt bậc của công nghệ số tới mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch. Ngày 16/1/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm phát triển du lịch Việt Nam toàn diện trên mọi phương diện; và du lịch dựa vào cộng đồng cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Tuy nhiên, khác với các loại hình khác như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch chữa bệnh, du lịch cộng đồng lại có nhiều thách thức hơn khi cả thể giới hòa chung vào cách mạng công nghiệp 4.0...