Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 199 (Search time: 0.076 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Lê, Hải Đăng (2016)

  • Thực tiễn công tác giảng dạy, nghiên cứu, biểu diễn, quản lý và cộng đồng văn hóa Nhã nhạc cung đình Huế. Ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ, lưu truyền vốn di sản này.

  • Other


  • Authors: Vũ,Đình Chiến (2016)

  • Bình Định là tỉnh có nhiều lợi thếvềmặt tựnhiên đểphát triển các sản phẩm du lịch biển. Sự hình thành và phát triển sản phẩm du lịch biển Bình Định chịu tác động tổng hợp của nhiều loại tài nguyên tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch biển tỉnh Bình Định khá phong phú, đa dạng. Mặc dù có tiềm năng, nhưng trong thời gian qua du lịch biển Bình Định vẫn còn phát triển chậm, sản phẩm còn thiếu tính cạnh tranh, chưa xứng tầm với những tiềm năng to lớn mà địa phương đang sở hữu. Trên cơ sở phân tích những lợi thế, cơ hội và thách thức của nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển các sản phẩm du lịch biển, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên này nhằm phát triển sản phẩm du lịch bi...

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Ngọc Hòa (2016)

  • Những kết quả nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo đã giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về lịch sử, văn hóa dân tộc. Có thể nói, việc khám phá các di tích, di vật của nền văn hóa Óc Eo được xem là một trong những thành tựu lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong hơn 70 năm qua. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện nay, các khu di tích văn hóa Óc Eo đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại, thậm chí mai một. Việc bảo tồn các khu di tích đã trở nên cấp bách, đòi hỏi các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là ngành văn hóa và các cơ quan hữu trách một sự quan tâm sâu sắc.

  • Thesis


  • Authors: Kiều, Thu Hoạch (2016)

  • Đình làng là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân người Việt trong lịch sử cũng như đương đại. Bởi vậy, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về đình qua nhiều phương diện, trong đó có việc truy nguyên nguồn gốc đình làng. Lâu nay, cũng đã có một số tác giả bàn về nguồn gốc đình làng, song ý kiến còn khác nhau, và hầu hết các tác giả đều chưa đưa ra được những cứ liệu đáng tin cậy về mặt lịch sử cũng như về mặt khoa học. Thông qua nghiên cứu một số tài liệu từ điển học, công trình nghiên cứu về đình làng và tư liệu văn bia cũng như một số tư liệu thành văn khác, chúng tôi muốn bàn thêm để làm rõ hơn về vấn đề nguồn gốc đình làng qua việc tiếp cận, lý giải từ điển học và ngôn ngữ học; tiếp cận đình từ góc nhìn chức năn...

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2016)

  • Khu vực miền tây Thanh Hóa nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn nói riêng vốn là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường. Trong quá trình phát triển, họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu và độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, do sinh sống trên cùng một địa bàn nên người Thái và người Mường đã có những giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Qua một số ngôi mộ cổ của người Thái ở vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn, có thể thấy rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2016)

  • Di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các di tích văn hóa quân sự Việt Nam đã và đang bị mai một và tiềm ẩn nguy cơ biến mất. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay