Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 191 đến 199 trong 199 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Thanh Thủy (2016)

  • Trên cơ sở khảo sát 450 hộ gia đình người tiêu dùng tại quận Đống Đa, huyện Thạch Thất và huyện Đông Anh - Hà Nội về "truyền thông với vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay" ; bài viết đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về an toàn thực phẩm như : kênh thông tin, giáo dục, đánh giá thông điệp về an toàn thực phẩm và sự ảnh hưởng của nó đến quyết định mua thực phẩm, định giá về trách nhiệm trong thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về an toàn thực phẩm.

  • Article


  • Tác giả: Dương,Hà My (2016)

  • Với chức năng bảo tồn,trao truyền, giáo dục các giá trị văn hóa và tri thức, tạo ra không gian văn hóa để cộng đồng sáng tạo, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, các thiết chế văn hóa ( cả truyền thống và hiện đại) có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa. Ở mỗi thời kỳ, tuy có những điểm khác nhau song các thiết chế văn hóa này vẫn luôn làm tròn trách nhiệm của mình. Các thiết chế văn hóa truyền thống mà ta hay nhắc tới là những ngôi đình,ngôi chùa từ bao đời đã trở nên quen thuộc và gắn bó với người Việt Nam, và với tỉnh Bắc Giang cũng không ngoại lệ. Với hơn 2000 di tích trong toàn tỉnh, trong toàn tỉnh, trong đó có nhiều đình, chùa nổi tiếng, trở thành niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Giang, các di tích-thiết chế văn hóa truyền thống này vẫn không ngừng phát huy giá trị, góp ...

  • Article


  • Tác giả: Lê, Thị Kim Loan (2016)

  • Bài viết viết về những con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử của các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Cho tới ngày nay, con người đã trải qua 4 con đường giao lưu văn hóa là: di dân, thương mại, chiến tranh và viễn thông điện tử.

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2016)

  • Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội sớm chịu tác động từ đô thị hoá theo quá trình thay đổi địa giới hành chính của Thành phố Hà Nội. Cùng với sự thay đổi địa giới hành chính và đô thị hoá, họ đã có những thay đổi sinh kế tương ứng, phù hợp. Các thay đổi bao gồm: phương thức trồng trọt và chăn nuôi, hoạt động săn bắn, hái lượm, nghề thủ công, hoạt động buôn bán. Nhìn chung sự thích ứng sinh kế của người Dao theo hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập. Tuy nhiên cũng cần cảnh báo rằng, vì mải miết trên con đường mưu sinh, nguy cơ mai một và khó khăn trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống cũng ngày càng trở nên hiện hữu.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Thu Hằng (2016)

  • Công cuộc đổi mới đất nước đặt ra nhiều vấn đề cần nhận thức và nhận thức lại. Giao lưu văn hóa từ một chiều chuyển sang đa chiều, đem lại nhiều kinh nghiệm mới trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hóa. Từ đó thị hiếu thẩm mỹ thay đổi, và tất nhiên, văn học phải đổi mới để đáp ứng. Một trong những đổi mới mạnh mẽ nhất của văn xuôi Việt Nam từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay được thể hiện ở lối viết của một số cây bút tiêu biểu. Kiểu tự sự “bất khả tín” được định hình từ tư duy trò chơi, phương thức nhại và kết cấu cắt dán - lắp ghép là sự đổi mới nổi bật nhất trong lối viết của họ. Sự thay đổi cách thức tổ chức văn bản trong một số nhà văn nữ hiện đại đã góp phần đáng kể vào một chặng đường phát triển mới của văn xuôi Việt Nam.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Mạnh Cương (2016)

  • Tri thức (khoa học) là hệ thống của các khái niệm (khoa học) phản ánh thế giới luôn trong sự vận động, biến đổi. Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy vì thế cũng luôn vận động, biến đổi. Sự vận động của nội hàm, ngoại diên khái niệm thể hiện ở sự mở rộng về ngoại diên và đầy đủ, sâu sắc hơn về nội hàm. Vấn đề này được chứng minh trong các khoa học toán học, kinh tế... trong các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; đặc biệt trong triết học và logic học. Sự vận động, phát triển của khái niệm nhằm phản ánh thế giới ngày càng đúng đắn, đầy đủ và toàn diện hơn

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2016)

  • Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt , hổ là loài vật linh thiêng , được tôn thờ , sùng bái và gọi một cách trân trọng là ông , ngài , cậu , chúa ... với mong ước hỗ trở thành vị thần linh che chở cho cuộc sống của con người . Chính vì vậy , thần hổ uy linh và đầy huyền bí đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt , trở thành nhân vật được thờ cúng ở rất nhiều điện , đền , phủ và các cơ sở thờ tự khác . Trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam , cùng với các Thánh Mẫu , các vị thần linh khác thần hỗ được thờ cúng với tư cách là một sơn thần , trong một ban thờ riêng với một số nghi thức nghi lễ riêng và có vai trò , vị trí nhất định . Trong bài viết này , chúng tôi muốn nghiên cứu , tìm hiểu về việc phụng thờ thần hỗ trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam với những biểu hiện cụ thể nhằm chỉ ra...