Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 81 đến 90 trong 90 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Lê,Thời Tân (2014)

  • Bút pháp phúng dụ đặc biệt của tác giả Chuyện Làng Nho khiến cho rất nhiều nhà phê bình trong suốt trường kì nghiên cứu nhận nhầm Trang Thiệu Quang là nhân vật “chính diện”, “lí tưởng tích cực”. Việc nhận nhầm đó đương nhiên đã gây trở ngại rất lớn trong việc thưởng thức sách lược tự sự cao cường của nhà tiểu thuyết. Hậu quả là giới nghiên cứu phê bình giẫm chân tại chỗ trong việc khám phá chân chủ đề của cuốn tiểu thuyết. Triển khai một cách đọc mới, bài viết này là một cố gắng tái thức nhận hình tượng nhân vật và tư tưởng tác giả

  • Other


  • Tác giả: TS.Lương,Minh Chung (2014)

  • Dạy - học những biểu tượng văn hóa Việt cho người nước ngoài là một đường hướng có ý nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ việc xâu chuỗi, giải thích giá trị của biểu tượng,bài viết giúp người học có cái nhìn sâu hơn về ứng xử, bản sắc văn hóa Việt Nam. Tiếp nữa, do tính chất của khoa học văn hóa là thiên về thực nghiệm, nên một trong những tiêu chí vận dụng phương pháp dạy - học là không nặng về lý thuyết mà mang tính thực tiễn

  • Article


  • Tác giả: Trần, Văn Bình (2014)

  • Bài viết tìm hiểu văn hóa sinh kế của người Dao ở Na Hang trước tái định cư. Nghiên cứu cho thấy trước tái định cư, nguồn nhân lực chính của văn hóa sinh kế của họ là đất, rừng, các nguồn lợi khác trong rừng. Với nguồn lực đó, dinh kế của họ tập trung vào sản xuất cây lương thực, chăn nuôi và thủ công gia định, chiếm đoạt tự nhiên. Khi đó họ chưa xác định chiến lược sinh kế. Và cũng khi đó, văn hóa sinh kế là hạt nhân và có vai trò quyết định đối với các hoạt động văn hóa khác của họ.

  • Article


  • Tác giả: Nông, Anh Nga (2014)

  • Với người Tày ở Cao Bằng, tết Rằm tháng Bảy là tết lớn thứ 2 sau tết Nguyên đán. Người Tày thịt vịt, làm bún, bánh gai, bánh dặm để thờ cúng tổ tiên và các vong hồn không nơi chốn. Có gia đình khá giả mổ lợn để ăn hoặc chung nhau. Tết rằm tháng Bảy là dịp để các dôi vợ chồng, con cái mang theo lễ vật về thăm bên ngoại tỏ lòng biết ơn ông bà, các cụ ngoại. Tết Rằm tháng Bảy có ý nghĩa đầu tiên là để tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cầu mong gia đình mạnh khỏe, bình an; thứ hai là để nhớ về đất trời, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

  • Other


  • Tác giả: Đinh,Thị Dung (2014)

  • Biến đổi giá trị là một hiện tượng và là xu thế tất yếu trong thời gian văn hóa. Lễ hội Việt Nam nói chung là một giá trị quan trọng trong không gian văn hóa Việt Nam. Theo vận động và phát triển của lịch sử lễ hội Việt Nam cũng phải có những biến chuyển nhất định, để phù hợp với nội dung và tính chất của thời gian lịch sử - văn hóa. Đó chính là một trong nhiều nguyên nhân làm cho môi trường lễ hội Việt Nam, đã và đang hấp dẫn thu hút nhiều ngành phát triển, cũng như góp phần tăng cường hội nhập và giao lưu văn hóa thế giới trong bối cảnh hiện đại .Lễ hội trong sự vận động biến đổi của thời gian văn hóa là một vấn đềquan trọng, giúp nhận diện rõ hơn những thích ứng và biến đổi mang tính quy luật các giá trị văn hóa ở nước ta. Qua đó văn hóa Việt Nam nói chung và lễ hội Việt Nam nó...

  • Article


  • Tác giả: Đỗ, Quang Vinh (2014)

  • Mười năm gần đây cách tìm kiếm và thu thập thông tin thay đổi đáng kể. Không cần phải ra khỏi ra mà vẫn có thể truy cập ra được lượng thông tin lớn hiện sẵn có trực tuyến, được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp thông tin như: các thư viện số, nhà xuất bản điện tử, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Thu thập thông tin không còn bị giới hạn trong các cuốn sách hay tạp chí sẵn có ở thư viện gần nhất mà có thể từ các kho thông tin phân tán toàn cầu. Thông tin không chỉ là văn bản và dữ liệu số. Nó đa dạng về mặt điện tử như hình ảnh, âm thanh/ tiếng nói, video, audio, multimedia. Điều này làm tăng tính đa dạng của thông tin, cho phép người ta thực hiện các cuộc du lịch ảo qua các thư viện bảo tàng, các di tích lịch sử và các kỳ quan thiên niên, tham dự những buổi hòa nhạc và biểu diễn sân k...

  • Other


  • Tác giả: Trần,Trí Dõi (2014)

  • Trong bài viết này chúng tôi phân tích rằng sức lôi cuốn của nghệ thuật biểu diễn Dù kê là nhờ đặc trưng bản địa của nó. Tính bản địa thể hiện rõ nét không chỉ ở những yếu tố khác như trang phục, âm nhạc,vũ điệu,..làm nên nét đặc thù Khmer Nam Bộ của nghệ thuật Dù Kê. Chính vì thế, để loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu này gắn chặt với đời sống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, việc lưu giữ và phát huy nghệ thuật biểu diễn Dù Kê cũng có ý nghĩa là cần duy trì và bồi đắp thêm đặc trưng bản địa của loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian này