Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 86 (Search time: 0.041 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Thanh Giang (2010)

  • Là một tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Tin lành đã có mặt ở Việt Nam hơn 100 năm. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Tin lành đã chọn lựa các hình thức hoạt động mềm dẻo, giáo lí và lễ nghi được đơn giản hoá, quần chúng hoá. Ở nhiều nơi đạo Tin lành đã thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, số lượng tín đồ đạo Tin lành ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó tới đời sống chính trị xã hội, tâm lý lối sống, phong tục tập quán... đang đặt ra nhiều vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm. Bài viết khái quát một số đặc điểm lịch sử về đạo Tin lành ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2010)

  • Lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên là chủ trương của Bộ Giáo dục- Đào tạo, đang được thực hiện rộng rãi tại các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, công tác này được chuẩn bị một cách chu đáo và được triển khai theo một lộ trình khoa học, trên tinh thần dân chủ nhưng vẫn bảo đảm truyền thống tôn sư trọng đạo. Việc lấy ý kiến sinh viên sẽ được tiến hành mỗi học kỳ đối với các môn học đã kết thúc và đã công bố điểm. Sinh viên có thể có ý kiến khen ngợi hoặc góp ý với các thầy cô. Những ý kiến này được bảo mật và được xử lý bởi Ban Chỉ đạo do nhà trường thành lập. Các giảng viên được sinh viên góp ý sẽ được trực tiếp nghiên cứu thông tin để rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp và nội dung bài giảng của mình ...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2010)

  • Dưới góc độ văn học, bài viết tìm hiểu về nhân vật Huyền Quang với tư cách là đối tượng được phản ánh (nhân vật/hình tượng văn học) trong một số sáng tác tiêu biểu của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Qua các tác phẩm này người viết phát hiện ra một điều thú vị: tuy cùng một đối tượng nhưng ở mỗi truyện nhân vật Huyền Quang được miêu tả, phản ánh ở những phương diện khác nhau, thậm chí đối lập nhau dẫn đến sự khác biệt không chỉ ở hình tượng nhân vật mà còn ở tư tưởng, chủ đề cũng như những đặc điểm nghệ thuật khác. Ở truyện thứ nhất (Tổ gia thực lục) nhân vật được khai thác ở khía cạnh đạo đức tôn giáo với cảm hứng ngợi ca, sùng bái đạo Phật. Ở truyện thứ 2 (Sư chùa núi Yên Tử) nhân vật được khai thác ở khía cạnh đời thường (ham muốn trần tục) với cảm hứng đề cao niềm vui tr...

  • Article


  • Authors: Vũ, Dương Thúy Ngà (2010)

  • Bài viết đưa ra các cứ liệu chứng tích để chứng minh họ Vũ, một dòng họ phổ biến, sinh ra nhiều người con ưu tú của dân tộc, đã xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử Việt Nam. Qua các dấu tích (đền thờ và thần tích), tác giả đã nêu ra những vấn đề cần phải xem xét, nghiên cứu về lịch sử của một dòng họ mà cho đến nay vẫn có nhiều người nhìn nhận chưa thật khách quan.

  • Article


  • Authors: Trịnh, Thị Minh Đức (2010)

  • Trong quá trình nghiên cứu ba lễ hội làng nghề tiêu biểu của tỉnh Nam Định: (lễ hội làng nghề đúc đồng thôn Tống Xá, lễ hội làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, lễ hội làng nghề cơ khí Vân Chàng), chúng tôi thấy có một nghi lễ quan trọng, đó là lễ hiến xảo” còn gọi là lễ “dâng đồ khéo”. Thông qua nghi lễ này có thể nhận thấy sức sống của một làng nghề thủ công truyền thống, sự tiến bộ về kỹ xảo nghề nghiệp được thể hiện qua chất lượng và sự đa dạng của loại hình sản phẩm. Ngoài ra trong các lễ hội này còn có các cuộc thi tay nghề để lựa chọn những người thợ thủ công có trình độ kỹ thuật cao, họ sẽ là những người truyền bá tri thức nghề nghiệp cho các thế hệ sau và thúc đẩy làng nghề tồn tại, phát triển không ngừng. Đó chính là những nét riêng của lễ hội làng nghề cần được bảo tồn và phá...

  • Article


  • Authors: Phạm, Hương Giang (2010)

  • Để chào đón năm mới mỗi quốc gia Đông Nam Á có những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Trong những ngày trung tuần tháng 4 dương lịch, người dân theo Phật giáo Tiểu thừa tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa lại tương bừng tổ chức lễ hội té nước đón Tết cổ truyền theo Phật lịch. Xuất phát từ yếu tố tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước và đặc điểm tôn giáo, hiện nay tại Đông Nam Á có bốn nước là Laos, Myanmar, Thailand và Cambodia tổ chức lễ hội té nước mừng năm mới. Bài viết giới thiệu nguồn gốc ra đời và một số nghi lễ truyền thống tiêu biểu, đặc trưng của lễ hội té nước đón năm mới được tổ chức tại các đất nước này.