Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 26 (Search time: 0.013 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân; Nguyễn, Ngọc Quý; Nguyễn, Thơ Đình; Phạm, Thanh Sơn; Vũ, Thanh Lịch; Nguyễn, Xuân Trường; Nguyễn, Cao Tấn; Nguyễn, Anh Thư (2022)

  • Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học năm 2021 đã thu thập thêm nhiều tư liệu quan trọng góp phần là giải ảo lịch sử về Kinh đô Hoa Lư với một vai trò không thể thay thế trong lịch sử dân tộc, là mạch nguồn hình thành Kinh đô Thăng Long và nghệ thuật Lý - Trần phát triển rực rỡ trong lịch sử - nghệ thuật VIệt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị lịch sử văn hóa quý bấu đã hiển hiện, mảnh đất Hoa Lư - Ninh Bình vẫn còn nhiều bí ẩn vẫn còn nằm trong lớp mây mù lịch sử chưa được hiểu hết.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thanh Nhã (2022)

  • Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn, việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu "Trường học hạnh phúc - Thầy côn hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội. Xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT) hướng tới trường học hạnh phúc (THHP) là một nội dung quan trọng, phản ánh quá trình tạo lập, duy trì và lan tỏa các giá trị cốt lõi của mỗi cơ sở giáo dục, hướng tới trường học thân thiện, đem đến sự hài lòng, thỏa mãn và đáp úng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho người học.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Loan Anh; Lê, Thị Minh Trâm (2021)

  • Tri thức văn hóa bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. Người dân các dân tộc miền núi có hệ thống kiến thức bản địa rất phong phú. Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Hệ thống văn hóa bản địa góp phần vào việc duy trì và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học cho từng địa phương, góp phần làm nên bản sắc tộc người; là tài sản của mỗi tộc người trong quá trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của từng cộng đồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Thanh (2022)

  • Ví, giặm được hình thành, phát triển trong lao động và đời sống của người dân Nghệ - Tĩnh, đã được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2014. Những ca từ, giai điệu mộc mạc, dân dã được thể hiện trong ngữ âm, xứ Nghệ đã làm nên chất riêng của dân ca Ví, giặm thắm đượm tình yêu quên hương, đất nước, con người và tình yêu đôi lứa, góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp trong ứng xử xã hội ở làng xã.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Minh Trâm (2022)

  • Quyền tự do cư trú là một quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế và cũng là một quyền nhân thân cơ bản, quyền hiến định của công dân. Luật Cư trú năm 2020 là sự phát triển và bảo đảm thực hiện quyền tự do cư trú trong nước của công dân Việt Nam. Nhìn từ góc độ văn hóa, đó là sự gắn kết chặt chẽ quyền được thụ hưởng sự phát triển của công dân với sự phát triển văn hóa. Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh thông qua năm bản Hiến pháp Việt Nam và các luật Cư trú, qua đó chỉ ra những sự kế thừa và điểm mới về quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam được quy định trong Luật Cư trú năm 2020.

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Khuê (2022)

  • Việc đưa các yếu tố dân gian vào ca khúc Việt Nam trong những năm gần đây, đã hình thành nên một dòng ca khúc với tên gọi dòng ca khúc dân gian đương đại (DGĐĐ). Trong quá trình hình thành và phát triển, dòng ca khúc này đã có những đóng góp nhất định cho nền văn hóa nước nhà. Đó là việc giữ lại những giá trị của văn hóa dân gian xưa trong cuộc sống đương đại. Bên cạnh đó, ca khúc DGDD còn tham gia vào việc điều chỉnh ngôn ngữ âm nhạc trong giao lưu văn hóa và giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người cho thế hệ trẻ, qua đó tạo đà để phát triển ở những năm tiếp theo với những giá trị riêng.

  • Article


  • Authors: Mai, Lan Anh (2022)

  • Debate is one of effective strategies that encourages thinking skills and also offers motivating contexts for students to communicate with one anotherThis study aimed at implementing the debate technique to improve the third -year majors' speaking abilityThe study applied the classroom action research method which consisted of 3 cyclesAn observation checklist and field notes were used to collect the data. The subjects of the study were 60 third-year majors at Hanoi University of CultureThe results of the study showed that the debate technique improved students' speaking ability in making questions and giving explanations.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thùy (2022)

  • Hát nói - một thể tài đã hình thành và phát triển lâu đời trong nền văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam, không những tạo nên vẻ đẹp cho thơ ca mà còn là phương cách giúp cho nhiều loại hình diễn xuống đạt tới đỉnh cao của nghề thuật trình diễn. Hát nói phát triển rực rỡ vào khoảng cuối TK XVIII đến TK XIX, gắn liền với những tác giả tài danh như: Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Gan Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà... Đến nay, hát nói vẫn là nguồn chất liệu dồi dào trong các tác phẩm đương đại mang âm hưởng dân gian, cho thấy sức sống bền bị của thể loại này trong đời sống nghệ thuật dân tộc Việt Nam.